Số hóa y tế cộng đồng

Phạm Sơn Thứ tư, 27/05/2020 - 08:23

Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào y tế ở những bước nền tảng ban đầu.

Số hóa nền y tế: Sẵn sàng nhưng cần giai đoạn chuyển đổi

“Việt Nam đã sẵn sàng cho việc số hóa y tế cộng đồng” là lời khẳng định của TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương tại tọa đàm trực tuyến Covid Endgame: Số hóa nền y tế cộng đồng do Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) thực hiện. 

Theo ông Khánh, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào y tế ở những bước nền tảng ban đầu. 

‘Việt Nam đã sẵn sàng cho số hóa y tế cộng đồng’
BS.TS Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương

Theo đó, tuy chưa phải là một quốc gia phát triển nhưng trình độ ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực nói chung của Việt Nam không thấp, với tỷ lệ lớn người dân đã sử dụng điện thoại di động, điện thoại thông minh có kết nối internet. 

Hàng năm, nhiều cuộc thi sáng chế, phát minh, tìm hiểu khoa học do cơ quan chính quyền các cấp tổ chức, thu hút đông đảo thí sinh tham gia cũng chứng minh sự quan tâm của nhà nước cũng như người dân vào lĩnh vực khoa học công nghệ. 

Ông Khánh cho biết, nhiều bệnh viện lớn ở Việt Nam hiện đã bắt đầu sử dụng các phần mềm để quản lý công tác khám chữa bệnh. Dù các phần mềm này chủ yếu mua từ những công ty phần mềm trong nước, chưa thực sự hiện đại so với nhiều nước trên thế giới nhưng cũng góp phần không nhỏ làm giảm áp lực cho hoạt động của bệnh viện.

Riêng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cũng cho ra mắt các ứng dụng trên nền tảng điện thoại thông minh nhằm theo dõi thông tin hiến máu và khai báo y tế. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người biết đến và sử dụng các ứng dụng này.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock cho rằng, quá trình số hóa nền y tế vẫn còn nhiều thách thức phải giải quyết, chủ yếu nằm ở hệ thống pháp lý chưa chặt chẽ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và năng lực tiếp cận công nghệ của một bộ phận người dân chưa thực sự cao.

Bác sĩ Trần Huỳnh, Giám đốc điều hành Trung tâm y tế Wynn, Hoa Kỳ cho rằng, điều cần làm là hoàn thiện khung pháp lý, quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của y bác sĩ khi khám bệnh trực tuyến, cấp phép khám chữa bệnh trực tuyến cho từng cá nhân cụ thể cũng như các quy định về chi phí.

GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE Global nhận định, với những bất cập trong nền y tế cũng như kinh tế và xã hội, số hóa y tế cộng đồng chưa thể thực hiện một cách sâu rộng. 

Tuy nhiên Việt Nam cũng không nên chần chừ mà cần tiến hành từng bước một, song song với việc cải thiện những điều kiện nội tại, như một giai đoạn chuyển đổi để tránh bị tụt hậu so với bạn bè quốc tế.

Chẩn đoán bệnh từ xa là khả thi nhưng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống

TS. Võ Reinhard Quy, Giám đốc Nghiên cứu phát triển Centiva Health, Thụy Sĩ nêu ra một thực trạng về việc người dân Việt Nam vẫn thường hay có thói quen sử dụng những công cụ tìm kiếm như Google để tra cứu và “tự chẩn đoán” những triệu chứng mà mình mắc phải. 

Theo bà Quy: “Thà rằng thực hiện công tác chẩn đoán trực tuyến còn hơn để người dân tự tìm hiểu tình trạng bệnh một cách thiếu kiểm soát như vậy”.

Các chuyên gia cho biết, việc chẩn đoán bệnh bằng tương tác qua video trên thực tế hoàn toàn khả thi và không có sai sót lớn so với phương thức khám bệnh trực tiếp, với điều kiện bác sĩ đã từng khám và có thông tin về người bệnh từ trước. 

Vì vậy, chẩn bệnh trực tuyến có thể thực hiện được, mặc dù vẫn yêu cầu xây dựng hệ thống công cụ hoàn thiện hơn để bổ trợ.

Một vấn đề còn tồn đọng trong y tế Việt Nam là người dân có thể tự ý mua nhiều loại thuốc trên thị trường, gây ra những rủi ro đáng lo ngại trong sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy, khi tiến hành chẩn đoán từ xa, các y bác sĩ cần lưu ý khuyến nghị về vấn đề này.

Ông Khánh đề xuất, việc chẩn bệnh trực tuyến rất phù hợp để đội ngũ y bác sĩ tiến hành công tác khám sàng lọc, qua đó làm giảm áp lực cho hệ thống y tế truyền thống. 

Cụ thể, qua những thông tin được người bệnh chia sẻ, bác sĩ có thể phân loại những triệu chứng thông thường có thể tự khỏi và những triệu chứng nguy hiểm cần thăm khám và theo dõi kỹ hơn. Đây cũng là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy công tác số hóa trong nền y tế.

“Tuy nhiên, việc chẩn bệnh từ xa chỉ nên mang vai trò bổ trợ chứ không thể thay thế thăm khám trực tiếp, cũng như các ứng dụng theo dõi sức khỏe không thể thay thế được của bác sĩ gia đình”, ông Khánh nhấn mạnh.

‘Việt Nam đã sẵn sàng cho số hóa y tế cộng đồng’ 1
Việc chẩn bệnh từ xa chỉ nên mang vai trò bổ trợ chứ không thể thay thế thăm khám trực tiếp

Điều này được lý giải là do nhiều bệnh có triệu chứng tương tối giống nhau, cần phải tiến hành xét nghiệm, chụp chiếu và tiếp xúc trực tiếp để đưa ra kết luận. 

Ngoài ra, khi thăm khám trực tiếp, các bác sĩ có thể đánh giá đúng hơn tình trạng bệnh đưa ra quyết định kịp thời, nâng cao khả năng chữa lành bệnh hay thậm chí là cứu sống bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp.

Chia sẻ dữ liệu bệnh nhân trên tinh thần sức khỏe là tối quan trọng

Ông Huỳnh khẳng định, sức khỏe của người bệnh là yếu tố tối quan trọng, cần được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc chia sẻ dữ liệu sức khỏe là cần thiết nhưng chỉ trong phạm vi cho phép. Cụ thể, bác sĩ này đề xuất cung cấp quyền truy cập dữ liệu cho những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên toàn thế giới để kịp thời tra cứu lịch sử bệnh án, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

“Có những trường hợp một người đột nhiên phát bệnh, rơi vào tình trạng nguy kịch ở xa nơi sinh sống. Nếu các cơ sở y tế đảm nhiệm vai trò cấp cứu có thể tra cứu dễ dàng những thông tin về tiền sử bệnh hay các vấn đề cần lưu ý như các chất gây dị ứng, thuốc chống chỉ định thì bác sĩ có thể kịp thời đưa ra phán đoán để cứu sống người bệnh. Trong những tình huống cấp cứu, chỉ vài giây thôi cũng đáng quý”, ông Huỳnh lý giải.

Còn theo ông Khánh, dữ liệu người bệnh có nhiều dạng, bao gồm dữ liệu chung và dữ liệu cá nhân. Do đó, cần có một bên trung gian thực hiện công tác chuyển những dữ liệu cá nhân về thành dữ liệu chung, sau đó mới chia sẻ những dữ liệu chung này rộng rãi cho toàn ngành y học.

Các dữ liệu y tế, đặc biệt đối với những căn bệnh hiếm gặp không chỉ ảnh hưởng tới người bệnh, mà còn là nguồn tư liệu quý giá giúp ngành y tế thực hiện nghiên cứu, qua đó thúc đẩy các thành tựu y học ngày càng phát triển.

Bà Quy cũng cho rằng, việc mở quyền truy cập dữ liệu là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính minh bạch trong việc số hóa nền kinh tế. Theo đó, nếu dữ liệu sức khỏe được chia sẻ cho các cơ quan có thẩm quyền, các hành vi cố tình sửa đổi, làm giả kết quả bệnh án vì mục đích xấu sẽ hạn chế tối đa có thể. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, quá trình nàykhông hề đơn giản, đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ giữa các ngành liên quan.

Bên cạnh đó, bà Quy đề xuất việc nên coi dữ liệu sức khỏe là một loại tài sản. Người bệnh có thể đồng ý chia sẻ dữ liệu sức khỏe của bản thân mình để đổi lấy những gói khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế. Như vậy vừa đảm bảo tính minh bạch cho các cơ sở pháp lý, vừa tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế cho những người trong tình trạng khó khăn. 

Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm
Ông Nguyễn Thành Phan - Giám đốc Doctor Anywhere Việt Nam đánh giá, Việt Nam đang có cơ hội vàng để "số hóa" ngành y tế theo hướng tích cực, với nhiều tiềm năng hấp dẫn hiện chưa được khai phá.
Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm
Ông Nguyễn Thành Phan - Giám đốc Doctor Anywhere Việt Nam đánh giá, Việt Nam đang có cơ hội vàng để "số hóa" ngành y tế theo hướng tích cực, với nhiều tiềm năng hấp dẫn hiện chưa được khai phá.
Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Công nghệ sẽ nâng tầm dịch vụ y tế tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  5 năm

Ông Nguyễn Thành Phan - Giám đốc Doctor Anywhere Việt Nam đánh giá, Việt Nam đang có cơ hội vàng để "số hóa" ngành y tế theo hướng tích cực, với nhiều tiềm năng hấp dẫn hiện chưa được khai phá.

Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục

Đầu tư startup y tế tăng kỷ lục

Khởi nghiệp -  5 năm

Trong khi nền kinh tế nói chung đều chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, lượng vốn đầu tư vào các startup y tế tăng kỷ lục và là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Ứng dụng chăm sóc y tế Doctor Anywhere gọi vốn 27 triệu USD

Ứng dụng chăm sóc y tế Doctor Anywhere gọi vốn 27 triệu USD

Khởi nghiệp -  5 năm

Doctor Anywhre hiện đang phục vụ hơn một triệu người dùng ở Việt Nam, Singapore và Thái Lan thông qua các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Riêng ở Việt Nam, trung bình hiện có hơn 350 ca tư vấn trên ứng dụng mỗi ngày.

Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép của Bộ Y tế

Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép của Bộ Y tế

Tiêu điểm -  5 năm

Mặt hàng khẩu trang y tế chỉ được phép xuất khẩu với mục địch viện trợ, hỗ trợ quốc tế và có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế.

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  11 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  1 ngày

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Tiêu điểm -  1 ngày

Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  6 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  11 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mcredit có tân tổng giám đốc

Mcredit có tân tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  1 ngày

Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Đọc nhiều