Khởi nghiệp
Startup dạy toán online nhận vốn 2,1 triệu USD
Thông qua mô hình lớp học trực tuyến DI-LIVE hai thầy một trò, startup dạy toán online - Clevai tập hợp đội ngũ giáo viên đến từ các trường chuyên trên toàn quốc.
Clevai - nền tảng dạy Toán online tại Việt Nam vừa huy động thành công 2,1 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-series A từ Altara Ventures có trụ sở tại Singapore, cùng các nhà đầu tư như VC FEBE Ventures và FJ Labs.
Nguồn vốn mới được Clevai sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ livestream trong dạy học, đồng thời bổ sung công nghệ AI giúp cải thiện hiệu quả học tập của học sinh. Startup đặt mục tiêu xây dựng server có thể phục vụ 20.000 học sinh.
Clevai được thành lập vào tháng 8 năm 2020 bởi CEO Trần Mạnh Thắng cùng hai đồng sáng lập khác. Sản phẩm chủ lực của startup là cung cấp các lớp học toán trực tuyến với các giáo viên giỏi.
Thông qua mô hình lớp học trực tuyến DI-LIVE hai thầy một trò, tập hợp đội ngũ giáo viên đến từ các trường chuyên trên toàn quốc. "Thông qua kênh trực tuyến, Clevai giúp học sinh được học với các giáo viên giỏi nhất nhưng chi phí thấp hơn nhiều so với việc học truyền thống tại trung tâm", phía Clevai cho hay.
Theo đó, giải pháp lớp học trực tuyến từ Clevai được học sinh và phụ huynh đón nhận tích cực với mức đánh giá 4,6%, tỷ lệ học sinh tiến bộ và tỷ lệ gia hạn tài khoản tương đối cao. Clevai dự kiến mở rộng ra Đông Nam Á và nhắm đến top 5 hệ sinh thái giáo dục trực tuyến tại khu vực trong năm năm tới.

Giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đứng trước những thách thức "chuyển mình" trong việc áp dụng công nghệ vào việc dạy và học. Điển hình là sự trỗi dậy của các startup giáo dục (Edtech) trong thời gian qua.
Cụ thể, trong khoảng 12 tháng vừa qua, gần 80% học sinh, sinh viên Việt Nam đã áp dụng phương pháp học trực tuyến do các chính sách giãn cách. Việt Nam được xếp thứ 17/200 quốc gia kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin ứng phó với đại dịch.
Với khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% trong số này sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho công nghệ giáo dục.
Thực tế, Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ lên tới 44,3% trong năm 2018. Theo Ken Research, thị trường Edtech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.
Với tiềm năng này, các startup/nền tảng giáo dục trong nước liên tục nhận vốn đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư, tổ chức nước ngoài. Điển hình là Equest nhận vốn 100 triệu USD, Elsa nhận vốn 15 triệu USD, Educa huy động 2 triệu USD, Marathon là 1,5 triệu USD, và gần đây nhất là CoderSchool - 2,6 triệu USD.
Startup dạy lập trình Việt Nam nhận vốn 2,6 triệu USD
Startup bảo hiểm được VinaCapital rót vốn
Startup GlobalCare đã và đang đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm qua việc cung cấp một giải pháp công nghệ hoàn chỉnh cho hơn 10 kênh phân phối lớn và 200.000 đại lý bảo hiểm.
Startup giao thuốc Medigo nhận vốn 1 triệu USD
Nhà sáng lập Medigo cho biết, trong 6 tháng qua, tổng giá trị hàng hóa của Medigo tăng trưởng 8 lần với 200.000 người sử dụng thường xuyên.
Startup LadiPage nhận vốn từ Shark Bình giữa đại dịch
Sau 5 năm hình thành và phát triển, LadiPage được tin dùng bởi hơn 300.000 khách hàng, đáp ứng gần 450.000 đơn hàng mỗi ngày.
Nhiều điểm mới trong Techfest 2021
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Việt Nam) 2021 vừa chính thức phát động với chủ đề “đổi mới sáng tạo - kiến tạo tương lai”.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.