H&M chính thức bước chân vào thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam
Nhà bán lẻ thời trang bình dân của Thụy Điển H&M đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Để tồn tại, các doanh nghiệp thời trang chắc chắn phải tính toán chiến lược và phương thức kinh doanh để có thể tạo được lòng tin, sự quyến rũ người tiêu dùng trước các đối thủ quốc tế “nặng ký”.
Một sự kiện nổi bật, thu hút sự quan tâm của dư luận tại TP. HCM vào cuối tuần qua là sự “đổ bộ” của H&M vào Trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi. Mặc dù H&M thông báo đúng 11 giờ ngày 9/9 sẽ mở cửa bán hàng, nhưng hàng ngàn tín đồ thời trang đã xếp hàng rồng rắn từ chiều tối ngày 8/9 và thức xuyên đêm để có thể chạm tay vào những sản phẩm thời trang của H&M.
Ngay trong ngày đầu tiên H&M đã tiếp trên 10 ngàn người đến xem hoặc mua hàng và những ngày hôm sau khách hàng vẫn đến nườm nượp. Sau Zara, H&M đã tạo nên cơn “địa chấn” trong ngành kinh doanh thời trang tại TP. HCM mà từ trước đến nay chưa có hãng nào làm được. Bí quyết nào H&M đã tạo được hiệu ứng như vậy?
Tạo ra sự choáng ngợp
H&M đã triệt để khai thác “cảm xúc” của các tín đồ thời trang khi giới thiệu các sản phẩm của mình. H&M có ba gian hàng lớn ở Vincom Center dành cho thời trang trẻ con, phụ nữ và nam giới, chiếm đến 2.200m2 ở các vị trí đắc địa ở tầng trệt và tầng 1, đối diện với đối thủ cạnh tranh của mình là Zara cũng sở hữu diện tích tương đương.
Hàng ngàn mặt hàng được bày biện rất mỹ thuật, mẫu mã đa dạng đã tạo ra được sự hiếu kỳ, sự ham muốn sở hữu sản phẩm.
Cũng ở Vincom cửa hàng Levi’s chuyên bán đồ jean chỉ có vài chục mẫu hàng thì H&M chỉ riêng mặt hàng quần jean có tới hàng trăm mẫu với những thiết kế biến tấu rất khác biệt. Nếu "xem và sờ" là động tác quen thuộc của người mua quần áo, thì H&M tìm cách khai thác triệt để thị giác và xúc giác của khách hàng. Điều đó chỉ thực hiện được khi có mặt bằng rộng và hoành tráng, mẫu mã thật nhiều, biến tấu phong phú.
Mặc dù là đơn vị kinh doanh thời trang bình dân giá rẻ nhưng H&M khi đổ bộ vào bất cứ nước nào trên toàn cầu chứ không riêng gì ở TP HCM. H&M cũng chọn đưa cửa hàng vào các tòa nhà thương mại sang trọng, giá thuê rất đắt để thu hút giới trẻ. Sắp tới đây, H&M và Zara Hà Nội cũng sẽ mở cửa hàng theo phương thức đó.
Tập trung vào "thời trang nhanh" (Fast fashion)
Giới trẻ không phải ai cũng có thu nhập khá để mua những hàng hiệu đắt tiền, cái họ cần là trang phục phải có sự thay đổi nhanh chứ không phải “ăn chắc mặc bền”. Họ cần thời trang nhanh.
Zara cũng như H&M đã khai thác triệt để tâm lý này trên toàn cầu nhưng muốn làm việc này không hề đơn giản. Đó là phải liên tục đưa ra các mẫu thời trang mới. H&M hiện nay có hơn 3.000 cửa hàng trên toàn cầu, Zara ít hơn, có trên 2.000 cửa hàng. Sự cạnh tranh của hai hãng thời trang giá rẻ này là liên lục đưa ra những mẫu thời trang mới.
Zara mỗi năm đưa ra hơn 10.000 mẫu, H&M cũng tương đương con số đó. Để làm được việc này thì phải có một mạng lưới thiết kế và sản xuất hùng mạnh và rộng khắp. Với công nghệ thiết kế 3D, 2 hãng này chuyển thiết kế các bộ sưu tập trong cùng một thòi điểm đến tất cả các nhà máy để sản xuất vâ phân phối ở nhiều nước khác nhau cùng lúc. H&M không trực tiếp sở hữu bất kỳ nhà máy nào mà thay vào đó là hợp tác với 900 nhà cung cấp trên toàn cầu. Ở Việt Nam, H&M có hơn 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy.
Zara lại sản xuất theo một hướng khác. Zara vừa thiết kế vừa sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. Trong số sản phẩm của Zara, có 50% sản xuất ở Tây Ban Nha, 24% được sản xuất tại Châu Á và Châu Phi.
Điểm giống nhau giữa H&M và Zara là sản phẩm của hai hãng này chỉ có mặt trên kệ trên vòng một tháng.
Giá rẻ
Khác với những thương hiệu thời trang nổi tiếng, lâu đời của phương Tây và Hoa Kỳ, Zara và H&M đều nhắm đến phân khúc giá rẻ. Đến Vincom những ngày này, chúng ta mới thấy giá sản phẩm áo sơ mi, quần tây, T-sihrt, quần áo thể thao … của H&M tương đương với giá sản phẩm của các hãng thời trang nội địa ở TP. HCM như Ninomaxx, Blue Exchange, PT2000…nhưng được tín đồ thời trang ưa chuộng vì là thương hiệu quốc tế.
Một đôi giày thể thao bán ở H&M hoặc Zara có giá trung bình từ 1 - 1,5 triệu đồng. Trong lúc đó, cũng tại tòa nhà Vincom, Adidas và Nike có giá từ 2 - 5 triệu đồng một đôi. Tất nhiên, nguyên phụ liệu để làm ra đôi giày của H&M hoặc Zara không tốt bằng, nhưng người mua không cần vì họ đi vài tháng rồi có thể không dùng nữa để thay bằng một đôi giày mới khác.
Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành thời trang của Việt Nam vì lâu nay cạnh tranh được với các hãng nước ngoài nhờ yếu tố giá rẻ. Trong lúc đó , hàng hiệu gia cao thương hiệu nước ngoài ít bị ảnh hưởng.
Một vấn nạn lớn đối với tất cả các hãng thời trang là vấn đề tồn kho. Chọn phân khúc giá rẻ, cả H&M và Zara đã hạn chế được sản phẩm bị tồn kho lớn, tiếp cận nhanh đến người tiêu thụ và khi họ hạ giá từ 30%, 50% đến 70% thì sản phẩm bán gần như cho và lại liên tục ra những mẫu hàng mới. Đây chính là vũ khí lợi hại của họ.
Ngành thời trang Việt Nam có bị "đè bẹp" hay không?
Ở đây, chúng tôi muốn nói đến những doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thời trang đã có thương hiệu trên thị trường. Trước khi có sự xuất hiện của H&M và Zara tại Việt Nam thì không ít doanh nghiệp đã gặp khó khăn.
Hãng thời trang Foci không bán được sản phẩm, đã mất luôn thương hiệu, Ninomaxx đã rút hàng ra khỏi nhiều siêu thị, Blue Exchange bán hàng rất chậm. Việt Tiến chỉ khu trú ở phạm vi thời trang công sở. An Phước, thương hiệu dành cho giới trung niên chắc chắn cũng bị ảnh hưởng vì H&M và Zara cũng có thời trang cho giới trung niên.
Chưa kể những thương hiệu nhỏ hơn đã tự biến mất. Lại thêm thời trang được bán qua online, hàng xách tay từ nước ngoài đưa về ngày càng rầm rộ đã biến thị trường thời trang thành một “bãi chiến trường” mạnh được yếu thua.
Ngành thời trang Việt Nam sẽ bị kìm hãm tốc độ phát triển khi các tập đoàn thời trang lớn nước ngoài có vốn lớn, có đội ngũ thiết kế hùng hậu, có chiến lược kinh doanh bài bản, linh hoạt đổ bộ vào Việt Nam.
Uniqlo, một hãng thời trang của Nhật có 1.400 cửa hàng trên toàn cầu đang ồ ạt tuyển nhân sự, chuẩn bị mở cửa hàng tại Việt Nam. Sẽ là mối đe dọa lớn khi các hãng thời trang nổi tiếng không chỉ dừng lại ở Hà Nội với TP. HCM mà còn triển khai đến các tỉnh và thành phố khác đang là dư địa của thời trang Việt Nam.
Ông Fredrik Famm, phụ trách khu vực Đông Nam Á của H&M cho biết sẽ triển khai thêm 30 cửa hàng H&M ở Việt Nam là quốc gia thứ 68 mà H&M mở thị trường.
Để tồn tại, các doanh nghiệp thời trang chắc chắn phải tính toán chiến lược và phương thức kinh doanh đẻ có thể tạo được lòng tin, sự quyến rũ người tiêu dùng trước các đối thủ quốc tế “nặng ký”.
Nhà bán lẻ thời trang bình dân của Thụy Điển H&M đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M), Uniqlo Nhật Bản, Forever21... lần lượt công bố kế hoạch đổ bộ.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.