Sửa quy chế quản lý chung cư - Bài 1: Thách thức quản lý toà nhà đa công năng

Phương Linh Thứ hai, 27/05/2024 - 16:38

Dự thảo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các toà nhà có chức năng hỗn hợp như kết hợp nhà ở với dịch vụ, du lịch, văn phòng nhưng quản lý các dự án phức hợp này không hề đơn giản.

Toà nhà chung cư không chỉ để ở mà còn phục vụ lưu trú du lịch hoặc cho thuê văn phòng. Ảnh: Hoàng Anh

Quản lý vận hành chung cư là một vấn đề phức tạp, gây ra nhiều xung đột và tranh chấp trong thời gian qua, xoay quanh mối quan hệ giữa cư dân, chủ đầu tư, ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành. Sau nhiều năm thực hiện, quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư đã bộc lộ nhiều bất cập, vì vậy Bộ Xây dựng đang soạn thảo quy chế mới nhằm khắc phục những vấn đề này. 
Chuyên đề "Sửa quy chế quản lý chung cư" sẽ phân tích từng khía cạnh trong việc quản lý và vận hành nhà chung cư, làm rõ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp và đưa ra các kiến nghị cụ thể để quản lý và vận hành nhà chung cư hiệu quả hơn.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh

Quản lý vận hành nhà chung cư luôn là vấn đề nan giải, gây nhiều tranh cãi, nhức nhối trong những năm gần đây do đây là vấn đề rất lớn, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong khi các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn khoảng trống. 

Các tranh chấp, mâu thuẫn tại nhiều khu chung cư cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý, vận hành nhà chung cư. 

Bộ Xây dựng đang xây dựng dự thảo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư để minh bạch hoá các quy định, tạo thuận lợi hơn cho việc quản lý vận hành. 

Một trong những điểm mới của dự thảo quy chế là phạm vi điều chỉnh được mở rộng. Theo đó, quy chế được áp dụng đối với nhà chung cư được xây dựng theo dự án bao gồm nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác. 

Các dự án bao gồm dự án căn hộ dùng để ở, căn hộ dùng làm cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác theo quy định của Luật Nhà ở.

Như vậy, ở điều khoản này, các nhà làm luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, cho phép các toà nhà có chức năng hỗn hợp như căn hộ để ở, lưu trú du lịch, dịch vụ, thương mại, văn phòng và các chức năng khác, được áp dụng quy chế này để quản lý vận hành.

Sóng tăng giá chung cư Hà Nội bao giờ kết thúc?

Riêng việc quản lý vận hành nhà chung cư đã khó nên quản lý vận hành các bất động sản hỗn hợp dự kiến sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều lần bởi mỗi loại bất động sản có một công năng sử dụng khác nhau. 

Dự án bất động sản du lịch thường nhộn nhịp, sôi động, bởi du khách muốn được hưởng thụ, trải nghiệm vui chơi giải trí, trái ngược với nhu cầu của cư dân tại các căn hộ để ở cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi. 

Hơn nữa, các chủ thể kinh doanh căn hộ dùng làm cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng nhiều điều kiện theo quy định và thực hiện một số thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, căn hộ cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý về việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh. 

Bên cạnh đó là một số vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trong trường hợp khách thuê vi phạm pháp luật như sử dụng ma túy, gái mại dâm, quậy phá, trộm cắp... Nếu không quản lý chặt chẽ, khi để xảy ra sự cố, câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm?

Tương tự, đối với các bất động sản thương mại, thời gian hoạt động của khu vực này, luồng khách qua lại cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của cư dân tại tòa nhà.

Điều này cho thấy, khi trộn lẫn các chức năng của bất động sản vào chung một quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, các nhà làm luật phải lượng hóa được các đặc thù hoạt động của các chức năng này như thời gian hoạt động, luồng người ra vào, lượng người kinh doanh, khách thuê, khách ở... và các rủi ro, xung đột lợi ích của các nhóm cư dân trong tòa nhà.

Đối tượng áp dụng của dự thảo quy chế cũng sẽ hết sức rộng, không chỉ đối với cư dân mà còn cả khách vãng lai đến mua sắm tại khu thương mại, khách du lịch đến cơ sở lưu trú du lịch và các đối tượng thuê văn phòng, khách thuê của các bất động sản khác.

Mặt khác, để quản lý các bất động sản này cần sự áp dụng của rất nhiều bộ luật khác nhau, không chỉ Luật Xây dựng. Bất động sản du lịch liên quan đến Luật Du lịch, Luật Thương mại, các nghị định quy định về điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, việc một quy chế quản lý ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng lại mở rộng sang các bất động sản khác ngoài Luật Xây dựng sẽ có nguy cơ dẫn đến "rối loạn" luật, đồng thời không thể điều chỉnh hết được. 

Đó là chưa kể đến việc, thông tư này có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Luật Xây dựng thì các phạm vi điều chỉnh sẽ không được vượt quá phạm vi của Luật Xây dựng.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, điều khoản thi hành chi tiết về nội dung nhà chung cư chỉ tập trung vào mảng nhà ở và cư dân, không tập trung điều chỉnh các hoạt động khác, các chức năng khác của bất động sản.

Giải pháp quản lý toà nhà hỗn hợp

Trong trường hợp quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh "hỗn hợp" như hiện nay, các quy định của dự thảo cần chi tiết rõ ràng đối với chung cư nhiều chức năng, đặc biệt là các bất động sản du lịch, thương mại, văn phòng cho thuê, để định nghĩa được các rủi ro.

Qua đó, việc quản lý sẽ thuận tiện hơn, giúp tránh phá vỡ toàn bộ môi trường tại nhà chung cư cho người dân sử dụng với mục đích để ở.

Nói cách khác, các nội dung quy định của nhà chung cư sẽ bao trùm, điều chỉnh các hoạt động của bất động sản kinh doanh du lịch, thương mại. Do đó, quy chế cần tuyên bố rằng mọi hoạt động của bất động sản kinh doanh, du lịch, thương mại, văn phòng cho thuê không được gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại nhà chung cư. 

Trong trường hợp các bất động sản khác gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhà chung cư, hội nghị cư dân có quyền đưa vào nội quy tòa nhà để điều chỉnh hoạt động của các khu bất động sản này. 

Điều này nhằm tránh toàn bộ cuộc sống nhà ở của chung cư bị xáo trộn và xung đột với tinh thần của Luật Nhà ở.

Thứ hai, các hợp đồng cho thuê của khu thương mại, khu căn hộ cho thuê ngắn ngày, dài ngày trong một chung cư phải thống nhất một mẫu chung. Các điều khoản chung phải nằm trong khuôn khổ phạm vi của nội quy, quy chế của nhà chung cư, nhằm bảo đảm những người đến thuê nhà chung cư phải tuân thủ nội quy, quy chế như cư dân đang sinh sống tại đó. 

Thứ ba, các bất động sản khác ngoài nhà ở phải bị khống chế về lượng người hoạt động tại tòa nhà.

Liên quan đến vấn đề về kỹ thuật, kết cấu của toà nhà, các bất động sản thương mại, du lịch cần phải chi tiết hóa các vấn đề, nội dung bàn giao. 

Các bất động sản này có công năng, mục đích thiết kế rất khác so với nhà ở. Tuy nhiên, trong cùng một dự án, cụm nhà chung cư, các vấn đề về kết cấu này có tính liên kết tổng thể, không thể chia cắt, phân biệt rạch ròi.

Cùng với đó, việc xác định phần sở hữu chung, sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, đa công năng, nhiều đối tượng sử dụng cũng cần được rõ ràng ngay từ đầu để làm cơ sở cho việc quản lý vận hành sau này. 

Trục lợi quỹ bảo trì chung cư

Trục lợi quỹ bảo trì chung cư

Bất động sản -  4 tháng
Lợi dụng hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở, một số thành viên ban quản trị nhà chung cư 'rút ruột' quỹ bảo trì.
Trục lợi quỹ bảo trì chung cư

Trục lợi quỹ bảo trì chung cư

Bất động sản -  4 tháng
Lợi dụng hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở, một số thành viên ban quản trị nhà chung cư 'rút ruột' quỹ bảo trì.
Ngăn ngừa tranh chấp chung cư từ 'trứng nước'

Ngăn ngừa tranh chấp chung cư từ 'trứng nước'

Bất động sản -  5 tháng

Tối ưu hoá công tác xây dựng, thiết kế dự án và tính toán các chi phí ngay từ đầu cũng là một yếu tố quan trọng để quản lý vận hành dự án hiệu quả.

Tranh chấp chung cư vẫn nan giải

Tranh chấp chung cư vẫn nan giải

Bất động sản -  1 năm

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh các tranh chấp tại chung cư hiện nay là do chưa có sự đồng bộ và theo kịp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Giải pháp trị tận gốc tranh chấp chung cư

Giải pháp trị tận gốc tranh chấp chung cư

Bất động sản -  5 năm

Chuyên gia khuyến cáo cần có quy định về việc để một cơ quan trọng tài thứ ba nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình trước khi bàn giao nhà nhằm hạn chế xung đột giữa chủ đầu tư và người mua nhà.

Loay hoay tìm 'liều thuốc đặc trị' tranh chấp chung cư

Loay hoay tìm 'liều thuốc đặc trị' tranh chấp chung cư

Bất động sản -  5 năm

Quỹ bảo trì là nguồn tiền lớn, nhưng vì các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, nhiều chủ đầu tư có cơ hội chiếm dụng, dẫn đến những vụ tranh chấp chung cư kéo dài.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  5 giây

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.