Diễn đàn quản trị
Tài sản nhiều, chức vị cao chưa chắc đã biến bạn thành một lãnh đạo tốt
Có bao giờ bạn tự hỏi, mình có phải là người sếp tốt chưa?

Những tính cách như sự hiếu thắng, ích kỷ có thể giúp họ "trèo cao" trên nấc thang sự nghiệp nhưng lại ngăn cản họ xây dựng một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và trung thành. Để không trở thành một vị sếp tồi, hãy lưu ý những điều sau đây:
Xây dựng lòng tin
Những vị sếp tốt luôn xây dựng lòng tin cho nhân viên bằng việc lắng nghe cẩn thận, gợi mở câu chuyện và khuyến khích mọi người đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng. Đồng thời, họ không quên công nhận những thành tích nhân viên đạt được và tạo điều kiện để mọi người cùng phát triển.
Ngược lại, một vị sếp tồi khó xây dựng lòng tin cho nhân viên bởi những đặc tính "khó ưa" của mình. Một trong những đặc tính đó là hay tranh giành công trạng. Đồng thời, họ hiếm khi công nhận thành tích của nhân viên, hay mập mờ, thiếu rõ ràng khi trả lời các câu hỏi. Những đặc điểm này của người quản lý sẽ gây ra sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng đối với nhân viên.
Nhận thức được nhu cầu của nhân viên
Quan sát và hồi đáp những nhu cầu của từng thành viên trong đội ngũ luôn là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo giỏi. Họ giao tiếp với từng nhân viên để nắm rõ nhu cầu và nguyện vọng của mỗi người, từ đó tạo ra những chính sách khuyến khích phù hợp.
Trong khi đó, khuyến khích, thúc đẩy nhân viên gần như là nhiệm vụ "bất khả thi" đối với các vị sếp tồi. Họ không có ý tưởng gì về việc phát triển đội ngũ và đáp ứng nhu cầu của nhân viên với khả năng giao tiếp kém cỏi của mình.
Nhận thức về ảnh hưởng tâm lý tới nhân viên
Nhà lãnh đạo tốt nhận thức được rằng, tâm trạng tích cực của họ sẽ giúp các thành viên trong đội ngũ lấy đó làm gương và thậm chí coi đó như một phần cảm xúc của mình.
Họ tạo ra môi trường hằng ngày với những cảm xúc đầy tích cực, các thành viên còn lại cũng cảm nhận được điều đó và dành tình cảm tương tự với sếp của mình. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy các thành viên muốn được gắn bó nhiều hơn nữa với toàn đội.
Ngược lại, nhà lãnh đạo kém không nhận ra điều đó. Họ thường thể hiện rõ những trạng thái cảm xúc tiêu cực và không nhận ra tác động không hay mà nó tạo ra cho người khác.
Họ bỏ qua tầm quan trọng của việc luôn duy trì cảm xúc tích cực để mang lại nhiều niềm vui cho người khác. Điều này có thể khiến nhân viên không thoải mái, dè dặt và thậm chí oán trách nếu bị sếp liên tục chỉ trích.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Từ sếp hay từ nhân viên?
Thành lập Ban tiêu chuẩn quản trị nguồn nhân lực quốc gia
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam vừa quyết định bổ nhiệm TS. Nguyễn Thế Vinh, ủy viên nghiên cứu thuộc Liên đoàn các hiệp hội quản trị nhân sự thế giới (WFPMA) làm trưởng Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 260.
BTCValue vào danh sách 100 thành viên của sáng kiến toàn cầu quản trị nhân văn
Công ty thẩm định giá BTCValue đã tham gia và trở thành 1 trong 100 thành viên của Sáng kiến toàn cầu về quản trị nhân văn do Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ toàn cầu (ICSB) sáng lập.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Từ sếp hay từ nhân viên?
Văn hoá doanh nghiệp là có thật và có tác dụng, chứ không phải để “trang trí đường riềm” như cách hiểu mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải.
Hậu M&A chuỗi cafe mua chuỗi phở: Gộp thương hiệu hay để phát triển riêng?
Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu phở là quá lãng phí. Chủ thương hiệu cà phê sẽ phải làm gì?
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu
Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.
Cách phân quyền thực chất của Bộ Nông nghiệp và môi trường
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.
Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.