Tiêu điểm
Thách thức bủa vây ngành tiêu dùng nhanh nửa cuối năm
Kantar dự báo, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm, khi tình hình kinh tế khó khăn kéo theo cắt giảm chi tiêu.
Trong phân tích mới nhất, đơn vị nghiên cứu thị trường Kantar nhận định, các chỉ số kinh tế và sức tiêu dùng của hộ gia đình đang cho thấy viễn cảnh khó khăn của ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) trong 6 tháng cuối năm.
Cụ thể, Kantar nhận định, bức tranh kinh tế nói chung nửa đầu năm vẫn còn mờ nhạt. Nửa cuối năm 2023 vẫn sẽ còn nhiều thách thức, do tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn, và nhu cầu tiêu dùng yếu do áp lực giá tăng.
Cùng với đó, hơn 1/4 số hộ gia đình được hỏi vẫn đang đối mặt với khó khăn tài chính, theo kết quả khảo sát mới nhất. Số lượng gia đình phải cắt giảm chi tiêu đã tăng hơn một nửa, từ 19% lên 28% trong giai đoạn quý IV/2019 – quý II/2023.

Giải trí, ăn ngoài, và thiết bị gia dụng lần lượt là ba danh mục được nhiều gia đình lựa chọn cắt giảm nhất.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại vẫn chưa đủ để khôi phục sức mua của người tiêu dùng, do tâm lý lo ngại về công việc và thu nhập vẫn tiếp tục gia tăng.
Chỉ số về sự tự tin về tình hình tài chính gia đình trong 12 tháng tới dần có sự phục hồi, nhưng hiện vẫn thấp hơn đáng kể so với năm trước, và chỉ cao hơn một chút so với thời kỳ Covid-19.
Mặc dù lạm phát và tăng giá có dấu hiệu giảm nhiệt, tốc độ tăng trưởng giá trị hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình đang trên đà đi xuống, và dự báo sẽ tiếp tục tăng chậm lại trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đáng chú ý, tổng khối lượng mua hàng lại tăng mạnh ở nông thôn, nhất là các ngành hàng ngoài thực phẩm như chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa.
Về kênh bán hàng, các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợị tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong đóng góp tổng giá trị toàn ngành. Cửa hàng chuyên doanh cũng bứt tốc mạnh mẽ, dẫn dầu về tốc độ tăng trưởng trong các kênh mua sắm truyền thống.
Nhằm đối phó với giá cả tăng cao, nhiều người tiêu dùng đang chủ động so sánh giá giữa các kênh (bao gồm các kênh mua sắm trực tuyến), để tìm ra các ưu đãi tốt nhất.
Điều này tác động lớn đến các lựa chọn mua hàng, đóng góp vào sự tăng trưởng 30% trong tổng giá trị các sản phẩm FMCG mua có khuyến mãi, theo thống kê trong giai đoạn tháng 3 – 5 năm 2023.
Tuy nhiên, không phải ngành hàng nào cũng hưởng lợi từ các chương trình giảm giá. Do đó, Kantar khuyến nghị, thương hiệu và các nhà sản xuất FMCG cần hiểu rõ mỗi chương trình khuyến mãi mang lại tác động như thế nào lên nhãn hàng và ngành hàng.
Điều gì sẽ tác động tới tiêu dùng nhanh tại Việt Nam 2023?
Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh khó khăn trước đại dịch
Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinamilk hay Sabeco.
Các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh vẫn sống khỏe giữa bão Covid-19
Nhờ nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn, các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể giữa Covid-19.
Tiêu dùng nhanh giảm tốc sau cú nhảy nhờ Covid-19
Mặc dù ngành tiêu dùng nhanh tăng trưởng chậm lại, giá trị chi tiêu các sản phẩm vẫn tương đương với thời kỳ cao điểm giữa Covid-19 vào năm ngoái.
Vinamilk tiếp tục là thương hiệu tuyển dụng dẫn đầu ngành tiêu dùng nhanh
Theo CareerBuilder Việt Nam, Vinamilk được đánh giá nằm trong Top 3 của 100 nhà tuyển dụng yêu thích nhất năm 2020 và vươn lên dẫn đầu Top 10 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.