Doanh nghiệp
Tham vọng ‘phủ’ chuỗi phòng gym toàn quốc
Chuyển hướng từ một trung tâm Gym & Yoga sang xây dựng hệ thống chuỗi khi dịch bệnh còn chưa có hồi kết, doanh nhân Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thể thao Getfit (Getfit Holdings) đã có quyết định rất táo bạo. Và càng táo bạo hơn khi đưa Getfit Holdings thành dự án đầu tiên trong ngành fitness tại Việt Nam thực hiện lộ trình IPO - trở thành một công ty đại chúng.
Ông Nguyễn Hữu Phúc là gương mặt không còn xa lạ trong giới kinh doanh fitness tại TP.HCM. Đi vào ngành gym khá muộn, nhưng sau 11 năm thành lập và phát triển, Getfit Gym & Yoga do ông làm chủ đã đạt được những thành công nhất định và luôn nằm trong top 5 các trung tâm thể dục thể hình, thẩm mỹ và yoga uy tín trong thành phố.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà hầu hết các trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng và dịch vụ như gym, yoga, spa… phải đóng cửa hàng loạt bởi đại dịch, số ít ỏi còn lại kinh doanh lay lắt thì Getfit lại tiến từng bước trên hành trình IPO (phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) và khởi công xây dựng những cơ sở đầu tiên trong chuỗi phòng tập quy mô lớn, với nhiều tiện ích cùng trang thiết bị hiện đại chuẩn quốc tế.

Tạo dựng giá trị nhân văn từ việc kinh doanh
Gặp ông Phúc tại cơ sở chính cũng là trung tâm đầu tiên của Getfit với diện tích gần 2.500m2, tọa lạc tại quận 4 vào một ngày cuối năm, khi dịch bệnh vẫn còn kéo dài và TP.HCM đã từng bước sống chung với dịch; chia sẻ về cơ duyên đến với lĩnh vực này, ông nói mình là tay ngang, bởi xuất phát điểm ông khá thành công trong kinh doanh F&B và bất động sản.
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh, buộc ông Phúc phải chuyển hướng đi mới, ông nghĩ phải tìm gì đó lành mạnh để làm, mang lại giá trị cho xã hội chứ không đơn thuần chỉ kinh doanh kiếm lời. Thời điểm đó cũng là lúc các thương hiệu nước ngoài về fitness bắt đầu đổ bộ và xây dựng các trung tâm lớn tại Việt Nam.
Nhận thấy sức khỏe và làm đẹp là nhu cầu thiết yếu mà bất cứ ai, bất cứ lúc nào cũng được xã hội quan tâm; lại có tính bền vững, sẽ thành xu hướng phát triển trong tương lai, ông bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, rồi thành lập Getfit cuối năm 2010.
Khi ấy, ông Phúc thuê mặt bằng khoảng 1.000m2. Sau hơn 2 năm hoạt động, năm 2013, lượng khách ngày càng đông, ông quyết định mở rộng trung tâm, thuê mặt bằng 2.500m2 và mạnh dạn đầu tư hơn 20 tỷ đồng làm mới toàn bộ trang thiết bị.
Kinh doanh thuận lợi, doanh thu hàng năm của Getfit đều tăng trưởng 20%. Đối tượng khách của trung tâm chủ yếu ở khu vực quận 4, chiếm tới 70-80%, số còn lại là các quận lân cận. Những ngày đầu, lượng khách chỉ khoảng 100-200 người, đến nay Getfit đã có tới vài ngàn hội viên (members).
Động lực đầu tư từ những trăn trở
Những năm trở lại đây, các trung tâm, phòng tập gym và yoga mọc lên nhiều như nấm, có những trung tâm rộng tới 200-300m2, điều đó cho thấy nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân là rất lớn. Và khi dịch bệnh ập đến, mọi người lại càng ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sức khỏe.

Đầu tư cho sức khỏe là sự đầu tư cần thiết cho cuộc sống của con người, nhưng hầu như các chủ đầu tư mở ra trung tâm với mục đích kinh doanh kiếm lời mà đa phần không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này.
Nhiều người, ngay cả nhà đầu tư lẫn khách hàng cũng chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy tác hại về lâu dài. Bởi với loại hình sức khỏe cộng đồng, rèn luyện mỗi ngày như gym và yoga, nếu chúng ta tập luyện tự phát, sai cách trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Đó là điều khiến ông Phúc trăn trở và day dứt không nguôi, nó thôi thúc ông lựa chọn con đường IPO cho ‘đứa con tinh thần’ Getfit, với khao khát xây dựng được một hệ thống phòng tập chất lượng tốt, chuẩn quốc tế, dựa trên nhu cầu và văn hóa của người Việt, hướng tới việc cải thiện sức khỏe cho cộng đồng.
Getfit hiện đang trong quá trình thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư và xây dựng lộ trình IPO với mục tiêu phát triển thêm nhiều phòng tập quy mô lớn cùng hệ sinh thái đa dạng, chất lượng chuẩn quốc tế tại TP.HCM và trên toàn quốc.
Hỏi ông Phúc điều gì đã thôi thúc ông có can đảm để đưa ra quyết định táo bạo ở thời điểm hiện tại, khi mà dịch bệnh vẫn đầy bất trắc và khó lường, ông cho rằng thời điểm này vừa có ‘nguy’ vừa có ‘cơ’, bởi đại dịch khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững, phải đóng cửa. Ngay cả những thương hiệu lớn hàng đầu cũng phải cố gồng gánh, nhất là các thương hiệu có chuỗi trên 5 trung tâm.
Trong cái rủi có cái may, Getfit chỉ có một trung tâm duy nhất kể từ ngày thành lập nhưng lại có số lượng thành viên lớn và tăng trưởng đều đặn hàng năm nên khi dịch bệnh cũng bớt rủi ro.
Ngay tại thời điểm toàn thành phố áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, dù trung tâm không thể hoạt động, đội ngũ nhân viên của Getfit vẫn chăm sóc và giữ lửa cho khách bằng cách tạo các trang room hay các gói tập trực tuyến có PT (huấn luyện viên cá nhân) để hướng dẫn khách tập tại nhà.
Mặt khác, ông Phúc cũng đã tính nước đi cho Getfit trước khi đại dịch xảy ra, đó là chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang cơ chế vốn, là mô hình đã được nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới áp dụng và rất thành công.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả vật chất lẫn tinh thần, cùng sự thôi thúc, khát vọng ấp ủ suốt 11 năm qua, phải đến thời điểm này, khi ông Phúc gặp được những người bạn có tâm huyết và giỏi chuyên môn đồng hành cùng dự án Getfit IPO, ông tin rằng đây là thời điểm thích hợp, là điểm xuất phát mới để Getfit phát triển đột phá và mang lại cho cộng đồng thêm nhiều giá trị.
Đột phá giá trị doanh nghiệp trên hành trình IPO
Trả lời cho câu hỏi ông sẽ triển khai lộ trình dự án Getfit IPO trong bao lâu và hoạch định các bước như thế nào, ông Phúc cho biết, mục tiêu của ban lãnh đạo Getfit là tiến hành IPO trong vòng 5 năm, với cột mốc vốn hóa 600 triệu USD vào năm 2026 khi lên sàn chứng khoán; và phát triển 180 trung tâm trên toàn quốc, đạt 1.5 triệu khách hàng thành viên, cũng như dẫn đầu thị trường fitness trong 3 năm tới.
Cụ thể, theo kế hoạch năm 2021-2022, Getfit sẽ mở các trung tâm ở khu vực phía Nam; năm 2023 mở các trung tâm ngoài miền Bắc; năm 2024 mở trung tâm ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, và đến năm 2026 sẽ phủ khắp cả nước, ông Phúc nhấn mạnh.
Getfit cũng có bản đồ định vị và bộ tiêu chí để lựa chọn vị trí địa lý, mặt bằng địa điểm, diện tích… phù hợp với đối tượng khách hàng và mức sống dân cư. Tùy vào vị trí, địa điểm, diện tích tối thiểu mỗi trung tâm của Getfit sẽ từ 1.000 - 1.500 - 2.000m2.

Đối với mỗi loại diện tích cũng sẽ có các hệ sinh thái, tiện ích thích hợp đi kèm; đầu tư cơ sở vật chất với các loại thiết bị máy móc hiện đại nhất. Getfit còn bao gồm cả Steambath và Sauna; các locker riêng dành cho hội viên; và thiết kế cho khách hàng các chương trình tập luyện cá nhân và theo nhóm…
Theo đó, hạn mức Getfit đưa ra để đầu tư chuỗi là 10 triệu đồng/m2 đã bao gồm máy móc thiết bị. Thời điểm sau dịch, có nhiều mặt bằng lớn cho thuê và giá thuê cũng rẻ hơn. Getfit cũng đã ký hợp tác với Hưng Thịnh Real, Central Group, khi có mặt bằng phù hợp thì họ sẽ giao.
Từ tháng 11/2021, Getfit Gym & Yoga đã chính thức khởi công xây dựng trung tâm thể dục thể thao tại Saigon Mia Center, huyện Bình Chánh với diện tích 1.700m2. Đây là trung tâm đầu tiên mang đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế của Getfit, cũng là mô hình mẫu cho các chuỗi sau này.
Ngoài ra, Getfit đang khởi công trung tâm thứ hai tại Oriental Plaza tại quận Tân Phú. Dự kiến sẽ khai trương cả hai trung tâm sau Tết, và quý III-IV/2022 Getfit sẽ mở thêm 3 trung tâm nữa tại TP.HCM.
Getfit Holdings cũng xây dựng hệ sinh thái bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động như: Gym & Yoga, Getfit Academy, Beauty and Spa… cùng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ERP áp dụng công nghệ 4.0 với các hình thức kinh doanh tích hợp trong app giúp kết nối với khách hàng hiệu quả.
Để giải quyết bài toán về tài chính, huy động vốn, nhằm vận hành và phát triển dự án IPO, Getfit xây dựng lộ trình với 5 vòng gọi vốn gồm: vòng Angle - các nhà đầu tư thiên thần; vòng Venture capital (VC); Private Equity (PE) - quỹ đầu tư cá nhân; Investment bank - ngân hàng bảo chứng; và phát hành cổ phiếu. Các vòng gọi vốn sẽ được thực hiện cuốn chiếu. Hiện tại Getffit đã hoàn thành vòng Angle 1 và chuẩn bị cho vòng Angle 2 vào tháng 1/2022.
Đây là cách làm mới, bởi có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã lên sàn nhưng họ không làm cho giá trị của doanh nghiệp tăng lên, mà thậm chí, có những doanh nghiệp lên sàn nhưng giá trị doanh nghiệp lại thấp hơn trước đó.
Với Getfit, mỗi vòng gọi vốn là mỗi lần tăng trưởng, đơn cử như hiện tại, Getfit đang được định giá 10 triệu USD ở vòng Angle, đến vòng VC thì định giá tăng lên 30 triệu USD và sẽ tăng lên không ngừng sau mỗi vòng gọi vốn cho đến khi niêm yết trên sàn vào năm 2026.
“Chúng tôi cũng có kế hoạch rõ ràng với 4 phương án để đi đến đích, đó là: kêu gọi vốn để đầu tư mới 100%, hợp tác đầu tư (khách hàng có thể bỏ vốn cùng Getfit đầu tư); nhượng quyền thương hiệu; mua bán sát nhập các trung tâm kinh doanh không hiệu quả”, ông Phúc khẳng định.
Dịch bệnh kéo dài suốt 2 năm qua và diễn biến vẫn khó lường, trên thực tế, các lĩnh vực kinh doanh như du lịch, nhà hàng - khách sạn, quán bar, gym và spa… là những ngành nghề nằm trong nhóm bị phá sản nhiều nhất, nếu doanh nghiệp không tiên liệu được dòng tiền thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Vẫn giữ Getfit theo mô hình kinh doanh truyền thống thì có lẽ giờ này ông Phúc cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ sớm chuyển đổi qua mô hình công ty đại chúng mà Getfit vẫn duy trì hoạt động tốt.
Với những chiến lược, kế hoạch cụ thể, cùng dòng tiền từ nhà đầu tư rót vào, nhiệm vụ của ban giám đốc điều hành là làm sao để cân đối, đảm bảo vận hành hiệu quả để Getfit phát triển đúng kế hoạch ngay cả trong đại dịch.
Tới thời điểm này, điều khiến ông Phúc vui, hạnh phúc nhất là các nhà đầu tư và điều hành Getfit Holdings đều là những người rất giỏi chuyên môn và đầy tâm huyết. Dự án Getfit IPO đã bước đầu thành công thu hút sự đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ký kết hợp tác chiến lược với rất nhiều đối tác lớn như Hưng Thịnh Retail; Aura Capital; Fujiwa Việt Nam; Sơn Việt Garment Corporation...
Đây là các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Chính những sự ký kết, hợp tác đầu tư này là cột mốc và bước ngoặt đánh dấu nỗ lực của Getfit nhằm xây dựng hệ sinh thái vững mạnh, nhằm mang tới những giá trị, lợi ích sức khỏe thiết thực cho cộng đồng.
Làn sóng IPO 'tài sản vàng' của các tập đoàn lớn
Thêm một startup gọi vốn Shark Tank phải đóng cửa
Lý do được lãnh đạo We Escape đưa ra là startup không thể tiếp tục chống chịu trước những ảnh hưởng mang tính tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
StoreDot hoàn tất gọi vốn vòng D lên đến 80 triệu USD
StoreDot hiện đang cung cấp các mẫu pin đến các nhà sản xuất ô tô hàng đầu để thử nghiệm thực tế.
Dự án NFT của người Việt hoàn thành vòng gọi vốn 5 triệu USD
Từ trước khi gọi vốn, dự án NFT DeFiHorse từng gây sốt trong cộng đồng khi được điều hành và cố vấn bởi nhiều tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực khởi nghiệp và blockchain tại Việt Nam.
UrBox gọi vốn 2,2 triệu USD từ Touchstone Partners
UrBox liên tục chứng minh cho thị trường về mô hình thẻ quà tặng, khi tăng trưởng một cách ấn tượng, hơn 30 lần tổng doanh thu hàng hoá quà tặng từ năm 2019 đến nay.
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu 9.520 tỷ đồng năm nay
Vincom Retail đặt mục tiêu phát triển toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường bất động sản bán lẻ.
Xây lắp và thủy điện đi ngang, Đạt Phương chờ bứt phá từ bất động sản
Mảng xây dựng hưởng lợi từ đầu tư công, thủy điện mang lại dòng tiền ổn định và tham vọng mới từ kính siêu trắng hứa hẹn tạo động lực tăng trưởng cho Đạt Phương.
Sumitomo và SBI Holdings mua 40% cổ phần công ty AI của FPT
Giá trị thương vụ không được FPT tiết lộ, chỉ biết rằng Smart Cloud Japan mới được phía FPT công bố thành lập từ cuối năm ngoái.
Liệu người Việt có thể xây AI từ số 0 và phổ cập tới 100 triệu dân?
Đây sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi, hay minh chứng cho sức mạnh nội tại và sự trỗi dậy của trí tuệ Việt Nam trên bản đồ AI toàn cầu?
Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ
Từng ôm mộng thống lĩnh thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam, Seedcom giờ đây lặng lẽ khép lại cánh cửa đầy tham vọng khi lần lượt chia tay Eva de Eva, Hnoss.
BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley
BIM Land chính thức giới thiệu bộ sưu tập giới hạn gồm 31 căn biệt thự hạng sang tại Valley Park Residences – phân khu biệt thự đồi thông nằm trong lòng thung lũng Thanh Xuan Valley, nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” phía Bắc thủ đô.
'Tchaikovsky’s night': Lan tỏa tình yêu thanh âm cổ điển
“Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.
Môi giới bất động sản 'kẹt cứng' vì chờ kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề
Mâu thuẫn giữa quy định pháp luật và những vướng mắc trong khâu thực thi đang khiến hàng chục nghìn môi giới bất động sản "mắc kẹt", chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Thành lập Chi bộ Văn phòng Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam
Ngày 22/4/2025, Đảng ủy khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ Văn phòng Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam.
Chủ tịch OCB 'chạnh lòng' khi cổ phiếu bị định giá thấp so với nhóm ngân hàng
Giá cổ phiếu OCB đang bị định giá thấp khi P/B ở mức 0,8 vào phiên cuối tuần trước, trong khi trung bình các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân là 1,2.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Vincom Retail đặt mục tiêu bứt phá với doanh thu 9.520 tỷ đồng năm nay
Vincom Retail đặt mục tiêu phát triển toàn diện, bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường bất động sản bán lẻ.