Thấu hiểu người lao động từng thế hệ

Đặng Hoa Thứ sáu, 28/05/2021 - 15:00

Người lao động ở những thế hệ, độ tuổi khác nhau sẽ có tính cách, sở thích và nhu cầu khác nhau mà những người làm chủ và lãnh đạo doanh nghiệp cần thấu hiểu.

Nhớ lại ngày đầu bước chân vào thị trường lao động những năm đầu 1990, bà Thái Vân Linh, CEO TVL Group, Cố vấn cấp cao Openspace Ventures (thường được biết đến dưới cái tên shark Linh) kể lại, bà là nhân viên thứ 17 trong công ty. 

Mọi người ngồi làm việc trong một căn phòng khá thiếu thốn, thậm chí, bàn làm việc lúc đó chỉ là một cánh cửa bắc ngang qua hai chiếc tủ. 

Cũng vì vậy mà bà Linh và nhiều người cùng thế hệ đã khá quen với việc phải ngồi làm việc trong một không gian không mấy thoải mái.

Hiểu người lao động từng thế hệ
Bà Thái Vân Linh (shark Linh), CEO TVL Group, Cố vấn cấp cao Openspace Ventures.

Trong khi đó, là một người thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 - 1995), anh Đặng Trần Tùng, nhà sáng lập The IELTS Workshop lại rất coi trọng không gian làm việc vì với anh, không gian vật lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của não bộ.

Văn phòng anh Tùng ngồi làm việc phải thông thoáng, gọn gàng và đặc biệt là phải có ánh sáng tự nhiên. 

Điều này cũng tương tự với sở thích về không gian làm việc của sinh viên RMIT Hà Ngọc Minh, một người có ảnh hưởng thuộc thế hệ Z (gen Z - những người sinh năm 1995 - 2012) dưới cái tên Moe Đi Đâu.

Vì sở thích, nhu cầu của mỗi thế hệ và độ tuổi thường khác nhau nên anh Tùng cũng phải lắng nghe nhân viên thường xuyên để điều chỉnh và tạo ra không gian làm việc có thể kích thích sự sáng tạo, nâng cao hiệu suất.

Nhu cầu về không gian làm việc chỉ là một trong những điểm khác biệt giữa các thế hệ người lao động.

Là người làm công tác giảng dạy, người sử dụng lao động và kèm cặp, cố vấn cho nhiều thế hệ khác nhau, ông Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School nhận thấy, sự khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ là tính kiên nhẫn. Càng về sau, độ kiên nhẫn càng giảm xuống.

Nếu gặp khó khăn, thế hệ X sẽ “đi xuyên qua” khó khăn, nhiều người “hy sinh” nhưng cũng có nhiều người dành được “quả ngọt”. 

Với những người sinh năm 1990 trở về sau, các giải pháp thường đa dạng hơn. Nhiều người lựa chọn đi đường vòng hoặc nhảy qua khó khăn thay vì đối mặt trực tiếp.

Tuy nhiên bà Linh nhìn nhận, người trẻ ở thế hệ nào cũng đều bị đánh giá là thiếu kiên nhẫn. Bà cho rằng, người trẻ cần vượt qua thử thách này và nỗ lực học hỏi.

Ở một góc nhìn khác, ông Thành chỉ ra, thế hệ X thường ngại đưa ra ý kiến trong khi người trẻ ngày càng mạnh dạn, sẵn sàng nói ra mong muốn của họ và kỳ vọng về một môi trường công bằng, rõ ràng hơn. Thế hệ mới muốn cái tôi phải được lên tiếng và tôn trọng. Gen Z rất chịu khó đặt câu hỏi, nếu không đồng tình sẽ lên tiếng và mong muốn được trả lời.

Ông Thành cho rằng cả lãnh đạo và nhân viên phải có sự lắng nghe lẫn nhau. Cấp trên cần tạo điều kiện cho người trẻ phát triển, phải chú trọng yếu tố con người để phát triển thế hệ kế cận. Thậm chí, nhiều khi phải lùi về một bước, kiên nhẫn trao cho người trẻ cơ hội được trưởng thành.

Hiểu người lao động từng thế hệ 1
Hà Ngọc Minh (Moe Đi Đâu), sinh viên RMIT, là người có lượng theo dõi cao trên TikTok

Đó cũng là lý do mà những người thuộc gen Z năng động và nhiều năng lượng như Hà Ngọc Minh định nghĩa một môi trường làm việc lý tưởng là một môi trường lành mạnh, nơi ý kiến được tôn trọng.

Minh ưu tiên trao đổi ý kiến trực tiếp với sếp. Cô thường viết ra các ý cần nói ra giấy để đảm bảo ý kiến không bị bỏ sót. Đây cũng là sự chỉn chu mà những người làm lãnh đạo như bà Linh mong muốn nhìn thấy ở người trẻ.

“Em nghĩ các bạn gen Z cần phát huy sự can đảm đã có sẵn. Gen Z có cá tính mạnh, hãy cố gắng nêu câu hỏi khi có thể và hỏi những câu hỏi thông minh”, Ngọc Minh nói trong sự kiện "GenZ - Đầu tư mạo hiểm hay sinh lời cho doanh nghiệp?" do ACCA, PwC Việt Nam và ManpowerGroup đồng tổ chức.

Một môi trường làm việc lý tưởng đối với Minh còn là nơi luôn thúc đẩy việc học hỏi. Ngoài kiến thức chuyên môn, Ngọc Minh và nhiều người trẻ khát khao được học thêm kỹ năng, kiến thức liên quan đến những lĩnh vực khác để có thể phát triển bản thân.

Là người thuộc thế hệ Z, Ngọc Minh cho biết, động lực lớn nhất đối với cô đến từ những người xung quanh, trước hết là gia đình, kế đến là sếp và đồng nghiệp bởi theo cô, “sếp như thế nào nhân viên sẽ như vậy”.

“Khi thấy những người xung quanh liên tục học hỏi, em biết rằng trong 10 năm nữa mình vẫn muốn học. Mình có tuổi trẻ, có năng lượng để học tại sao không cố gắng”, Minh chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp, anh Tùng vào làm cho Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Quản lý trực tiếp của anh thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ để cho những người phụ trách các chuyên môn khác nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Cũng nhờ vậy mà anh Tùng học được rất nhiều.

Hiểu người lao động từng thế hệ 2
Anh Đặng Trần Tùng, nhà sáng lập The IELTS Workshop

Tuy nhiên, khi đã trải qua giai đoạn học hỏi ban đầu, ưu tiên của anh Tùng giờ đây lại là nguồn thu nhập để có thể hỗ trợ cho không chỉ cuộc sống của riêng anh mà của cả gia đình. 

Nói vậy không có nghĩa là những người ở độ tuổi như anh đã ngừng học hỏi. Bên cạnh làm giàu thêm kiến thức chuyên môn, anh Tùng còn tìm kiếm cơ hội để có được những kỹ năng mới từ nhân viên là những người trẻ.

Anh Tùng cho rằng, một trong những kỹ năng rất quan trọng hiện nay có thể phục vụ đắc lực cho quá trình học hỏi là kỹ năng nghiên cứu. Nghiên cứu không phải để biết tất cả mà để biết cần hỏi những câu như thế nào. Bước vào một môi trường làm việc mới phải học hỏi từ đầu từ đồng nghiệp và cấp trên. Nếu biết cách đặt câu hỏi, đối phương sẽ phản hồi với những câu trả lời chất lượng.

Còn với những người thuộc thế hệ X (những người sinh năm 1965 - 1980) như ông Thành hay bà Linh, thu nhập giờ đây đã không còn là yếu tố quan trọng nhất khi đi làm. Một công việc lý tưởng nhất với họ là công việc mang lại khả năng đóng góp cho xã hội, chia sẻ cho cộng đồng những giá trị đã tích luỹ suốt mấy chục năm làm nghề.

Có chung suy nghĩ, bà Linh cho biết nỗi sợ lớn nhất của bà là đặt mục tiêu quá thấp và đạt được những điều mình muốn. Bà nhấn mạnh, 40 tuổi đã đã được hết mục tiêu thì chứng tỏ kỳ vọng quá thấp, cần suy nghĩ về mong muốn của bản thân trong cuộc sống.

Ông Thành cũng nhấn mạnh, việc học đối với ông là việc diễn ra hàng ngày. “Có một câu châm ngôn đại ý rằng nếu một ngày không học được điều gì mới thì đó là ngày vứt đi”, ông Thành nói.

Để những người ở thế hệ X như ông đi làm quanh năm mà vẫn có động lực để học, động lực sâu xa từ bên trong là muốn ghi được tên mình, ít nhất, trong bản đồ phân công lao động của khu vực và sánh vai với các nước khác. 

Hiểu người lao động từng thế hệ 3
Ông Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School

Từ độ tuổi rất sớm, ông Thành đã có ý nghĩ làm thế nào để ngang với người lao động ở các nước phát triển. Ông cho rằng người giỏi không nên chỉ nhìn hẹp trong phạm vi Việt Nam mà phải so sánh với người giỏi ở Hàn, Nhật, Mỹ để không ngừng cố gắng phát triển bản thân.

“Luôn coi mình là một cái giẻ khô, học từ người sếp, người thầy và những người xung quanh. Nếu sau 2 - 3 năm thấy đã học đủ thì nâng lên tầm mới và gặp người mới. Đọc sách nhiều hơn, biết nhiều hơn để thấy xã hội còn có nhiều người giỏi mà ta có thể học được rất nhiều từ họ, phải luôn hướng về phía trước”, ông Thành dành lời khuyên cho các bạn trẻ.

Nói về những kỹ năng cần học tập và trau dồi, bà Linh cho rằng mỗi độ tuổi sẽ cần một bộ kỹ năng khác nhau. Những người ở độ tuổi 20 sẽ cần học các kỹ năng cứng và một số kỹ năng mềm cơ bản; lên tuổi 30 bắt đầu cần kỹ năng quản lý, thuyết trình, kết nối; qua tuổi 40 sẽ là kỹ năng lãnh đạo cấp cao, quản lý toàn bộ công ty, tổ chức lớn.

Ông Thành cũng đồng tình cho rằng phải bắt đầu từ các kỹ năng cứng để làm nền tảng cho những kỹ năng mới. Trong thế giới VUCA, mọi thứ đều trở nên không chắc chắn, những gì vừa mới học được cũng có thể trở nên cũ kỹ. Do đó, nếu bám sát vào một nhóm kỹ năng cụ thể thì sẽ dễ bị thị trường đào thải. Mấu chốt là không ngừng học hỏi với hai kỹ năng quan trọng nhất: kỹ năng tự học và kỹ năng thích nghi. 

Chân dung người lao động hậu dịch Covid-19

Chân dung người lao động hậu dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Trong một thế giới đầy biến động, khó lường khiến các doanh nghiệp phải “săn lùng” những lao động chất lượng cao và có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi, người lao động cũng cần chuẩn bị cho mình bộ kỹ năng phù hợp để không phải thấp thỏm lo sợ mất việc khi khủng hoảng xảy ra.
Chân dung người lao động hậu dịch Covid-19

Chân dung người lao động hậu dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Trong một thế giới đầy biến động, khó lường khiến các doanh nghiệp phải “săn lùng” những lao động chất lượng cao và có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi, người lao động cũng cần chuẩn bị cho mình bộ kỹ năng phù hợp để không phải thấp thỏm lo sợ mất việc khi khủng hoảng xảy ra.
Rikkeisoft trước tham vọng 10.000 nhân sự

Rikkeisoft trước tham vọng 10.000 nhân sự

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nóng lên quy mô hơn 10.000 nhân sự trong năm 2025, Rikkeisoft chú trọng công tác đào tạo với sự tham gia của toàn bộ đội ngũ từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất với hai vai trò dạy và học, phát triển thành văn hoá công ty và chú trọng yếu tố trải nghiệm cho nhân viên.

Chữa lành hai nỗi đau trong quản trị nhân sự

Chữa lành hai nỗi đau trong quản trị nhân sự

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Người lãnh đạo muốn thành công cần hai điều, một là đủ yêu thương để tạo ra sự kết nối, hai là đủ tàn nhẫn để tạo ra khuôn khổ, kỷ luật, tránh tình trạng nhân viên ỉ vào mối quan hệ với sếp.

Hành trang cho quản trị nhân sự 2021

Hành trang cho quản trị nhân sự 2021

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Sự thay đổi về điều kiện kinh doanh, tư duy và cách thức trong quản lý đã tạo ra những kiến thức, thử thách và cơ hội vô cùng mới, đa chiều, phân mảnh theo từng nhóm ngành và khu vực kinh tế khác nhau, trong đó bao gồm cả những sự đổi mới đối với hoạt động quản trị nhân lực.

Quản trị nhân sự thời 4.0 bắt đầu từ đâu?

Quản trị nhân sự thời 4.0 bắt đầu từ đâu?

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Vì sao có những doanh nghiệp phát triển nhanh hơn những doanh nghiệp khác, dù xuất phát điểm ban đầu đều như nhau? Vì sao có những doanh nghiệp không có những nhân sự xuất sắc lại phát triển tốt hơn những doanh nghiệp mà nhìn từ bên ngoài gồm toàn những người tài năng?

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  2 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  20 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  22 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  22 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  22 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều