Phát triển bền vững

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Phạm Sơn Thứ ba, 14/06/2022 - 16:30

Áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả giúp tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì tại nhiều nước châu Âu đạt trên 90%.

Hệ thống đặt cọc - hoàn trả phát huy hiệu quả tích cực tại châu Âu. Ảnh: The Age

Năm 2019, EU đã chính thức thông qua chỉ thị quy định 90% chai nước giải khát bằng nhựa phải được thu hồi và tái chế vào trước năm 2030. Đây được xem là mục tiêu tham vọng, tác động tới không chỉ EU mà cả những đối tác thương mại của khu vực này.

Tuy nhiên, một thành viên của EU là Phần Lan đã vượt qua mục tiêu này từ năm 2020, với 93% vỏ chai nhựa và vỏ lon nhôm được thu hồi sau khi sử dụng. Con số ấn tượng này không phải nhờ một sáng kiến đột phá về chính sách hay công nghệ mà nhờ vào một hệ thống đã vận hành suốt hơn 70 năm, ăn sâu vào cuộc sống của người dân. Đó là hệ thống đặt cọc – hoàn trả.

Có khoảng 5 nghìn máy đặt cọc – hoàn trả vỏ chai, lon trên khắp đất nước Phần Lan, tức là tỷ lệ khoảng 1 máy trên 1 nghìn người dân. Những chiếc máy này đặt tại hầu hết cửa hàng và kiot bán đồ uống, khiến việc “trả lại” vỏ chai, vỏ lon trở nên thuận tiện.

Khoảng 0,11 – 0,4 euro là khoản tiền người dùng phải “cọc” khi mua đồ uống, tùy thuộc vào loại bao bì được sử dụng. Đây cũng là khoản tiền người tiêu dùng nhận lại được khi “trả” bao bì cho các máy đặt cọc – hoàn trả.

Ăn sâu vào đời sống của người dân, việc trả lại bao bì trở thành một phần tất yếu. Bất kỳ vỏ chai, lon nào bị vứt bừa bãi trên đường phố cũng sẽ nhanh chóng được người khác nhặt lại để hoàn trả và lấy tiền cọc.

Ước tính, mỗi người dân Phần Lan trả lại khoảng 373 vỏ bao bì đồ uống mỗi năm, gồm 251 lon nhôm, 98 chai nhựa và 24 chai thủy tinh. Khoảng 360 triệu euro là khoản tiền được chi trả cho hoạt động đặt cọc – hoàn trả tại Phần Lan mỗi năm.

Một điểm đặc biệt là hệ thống này được vận hành bởi Palpa, một công ty tư nhân phi lợi nhuận, duy trì hoạt động bằng thu gom, tái chế và không nhận tài trợ từ chính phủ Phần Lan. Đây là minh chứng rõ nét về một hệ thống tái chế có thể tự “sống” theo cơ chế thị trường.

Bảo vệ môi trường bằng cơ chế thị trường

Tại một quốc gia châu Âu khác là Đức, hình ảnh dòng người xếp hàng với những túi đựng đầy chai lọ để hoàn trả đã trở nên vô cùng quen thuộc. Không sử dụng máy như Phần Lan, những bao bì đồ uống được trả trực tiếp tại các cửa hàng.

Bao bì sau đó được vận chuyển để xử lý theo những cách riêng biệt, hoặc tái sử dụng, hoặc tái chế thành những hạt nhựa tái sinh. Theo Cơ quan Môi trường Đức, bao bì thủy tinh có thể tái sử dụng lên tới 50 lần, còn chai nhựa có thể tái sử dụng khoảng 25 lần.

Hệ thống đặt cọc – hoàn trả tại Đức hoạt động rất hiệu quả, giúp cho tỷ lệ thu gom, tái chế vỏ bao bì đạt đến khoảng 97 - 98%, một tỷ lệ được giới chuyên gia môi trường Đức đánh giá là “không thể cao hơn”. Đây là cơ sở để Đức nâng cao tiêu chuẩn đối với bao bì nhập khẩu vào quốc gia này.

Thành công của hệ thống đặt cọc – hoàn trả tại Đức và Phần Lan đã truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia khác. Tại Ireland, chương trình đặt cọc – hoàn trả chính thức được áp dụng kể từ năm 2022, với lon nhôm và chai nhựa. Một quốc gia châu Âu khác là Malta cũng đặt kỳ vọng vào hệ thống đặt cọc – hoàn trả để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ thu gom, tái chế lên 90% vào năm 2026, sớm hơn 3 năm so với mục tiêu chung của EU.

Tại Việt Nam, mô hình đặt cọc – hoàn trả đã được áp dụng riêng lẻ bởi một số doanh nghiệp bán bia, đồ uống đựng trong chai thủy tinh. Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020, từng có nội dung luật hóa mô hình đặt cọc – hoàn trả, theo đó cho phép doanh nghiệp được tính thêm một khoản tiền đặt cọc vào giá sản phẩm. Khoản cọc này không tính vào thuế, phí và phải sử dụng để chi trả cho việc thu gom bao bì.

Tuy nhiên, khi chính thức được ban hành, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã không còn quy định này, do tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đưa ra quan điểm, hệ thống đặt cọc – hoàn trả chưa phù hợp với hiện trạng Việt Nam, khi giá cọc bao bì có thể làm đội chi phí, ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.

Tuy nhiên, PRO Việt Nam thừa nhận mô hình đặt cọc – hoàn trả có thể sẽ phát huy tác dụng tốt cho giai đoạn sau, khi thu nhập bình quân cũng như ý thức của người tiêu dùng về thu gom, tái chế tăng cao.

Từ bài học kinh nghiệm của các nước châu Âu, có thể thấy hệ thống đặt cọc – hoàn trả đem lại hiệu quả tích cực. Đây có thể là giải pháp cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tương lai, khi lực lượng thu gom rác thải phi chính thức có thể sẽ ngày càng thu hẹp.

Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?

Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?

Phát triển bền vững -  2 năm

Cùng với chuyển đổi sang năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn là giải pháp cấp thiết để thực hiện hóa cam kết trung hòa carbon.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai kinh tế tuần hoàn tại TP.HCM

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai kinh tế tuần hoàn tại TP.HCM

Phát triển bền vững -  2 năm

Sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, kết nối chặt chẽ là chìa khóa để các sáng kiến, dự án kinh tế tuần hoàn ở quy mô vừa và nhỏ có thể phát huy tác dụng, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn của đất nước.

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

‘Cứu’ sông Mê Kông bằng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Dự án thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm xả ra dòng sông Mê Kông.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  3 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  5 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  5 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.