Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Sát Tết Nguyên đán, dồn dập 6 dự án điện gió với tổng giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng được các nhà đầu tư đề xuất thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, Công ty CP Công nghệ Tài nguyên Năng lượng (TRE) đề nghị thực hiện 3 dự án gồm: Điện gió Hữu Lũng (quy mô khảo sát khoảng 1.000ha tại 3 xã thuộc huyện Hữu Lũng) có quy mô 80-100MW, tổng mức đầu tư khoảng 3.500-4.500 tỷ đồng; điện gió Chi Lăng (1.450ha tại 3 xã thuộc huyện Chi Lăng và Lộc Bình) công suất từ 120-150MW, tổng mức đầu tư 5.500-7.000 tỷ đồng; điện gió Ái Quốc (3.800ha tại huyện Lộc Bình, Đình Lập), công suất khoảng 180-230MW, tổng mức đầu tư 8.000-10.000 tỷ đồng.
Cũng tại địa bàn huyện Lộc Bình, Đình Lập và Chi Lăng, liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Sài Gòn – Hà Nội với Công ty CP Đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản Thăng Long đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn việc đầu tư 3 dự án điện gió trên địa bàn.
Các dự án đề xuất bao gồm: Điện gió Thăng Long 1 (khoảng 2.917ha tại huyện Lộc Bình, công suất khoảng 100MW, tổng mức đầu tư khoảng 3.200-4.000 tỷ đồng); điện gió Thăng Long 2 (khoảng 3.130ha tại huyện Đình Lập, công suất 100MW, tổng mức đầu tư khoảng 3.200-4.000 tỷ đồng; điện gió Thăng Long 3 (khoảng 1.493ha tại huyện Chi Lăng, quy mô 100MW, tổng mức đầu tư khoảng 2.000-3.000 tỷ đồng.
Liên danh này, từng được biết đến là các mảnh ghép trong hệ sinh thái doanh nghiệp của doanh nhân Đỗ Lê Quân với vai trò chủ đầu tư hàng loạt các dự án điện gió.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Cơ điện Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Hưng Bắc, Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Sài Gòn – Hà Nội và Công ty CP Đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản Thăng Long lần lượt kết hợp để hình thành các liên danh nhà đầu tư nhằm thực hiện các dự án điện gió nhiều năm qua như: Nhà máy điện gió Tam Giang Tây công suất 200 MW tại Cà Mau (khoảng 8.000 tỷ đồng), Nhà máy điện gió Hưng Bắc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (khoảng 3.500 tỷ đồng)….
Về phía mình, Công ty CP Công nghệ Tài nguyên Năng lượng (TRE) cũng khá nổi tiếng với việc sở hữu 2 doanh nghiệp chủ đầu tư (nắm giữ 2 dự án điện gió trị giá hơn 7.000 tỷ đồng tại Gia Lai thời gian qua).
Năm 2020, TRE thành lập một loạt pháp nhân trong lĩnh vực điện tái tạo với quy mô vốn rất lớn, như Công ty CP Công nghệ Tài nguyên Năng lượng Tây Nguyên (vốn 980 tỷ đồng), Công ty CP Công nghệ Tài nguyên Năng lượng Hà Tĩnh (vốn 450 tỷ đồng), Công ty CP Phong điện Tân Yang Đak Pơ (vốn 636 tỷ đồng)...
Không dừng lại, TRE cũng hướng chú ý tới lĩnh vực bất động sản khi trong năm 2021 vừa qua đã đề xuất với tỉnh Bắc Giang việc đầu tư dự án Bắc Giang River Park có diện tích lên tới 285ha tại xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.