Quốc tế

Thị trường dầu căng thẳng theo vụ tấn công Syria

Kim Ngân Thứ hai, 16/04/2018 - 17:49

Sau khi có tuần tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, giá dầu hiện đã suy giảm do sự gia tăng sản xuất tại Mỹ.

Vụ không kích tại Syria được đánh giá chỉ mang lại tác động nhất thời cho thị trường dầu toàn cầu. Ảnh: Kaveh Kazemi | Getty Images

Tuần trước, giá dầu thô toàn cầu được đẩy lên mức đỉnh kể từ tháng 12/2014 khi tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành tấn công Syria, gia tăng căng thẳng tại khu vực xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Thứ sáu tuần trước, thời điểm diễn ra vụ không kích, giá dầu Brent tại phiên đóng cửa đạt 72,58 USD một thùng, tăng 0,56 USD và cùng với đó, giá dầu WTI của Mỹ đạt 67,39 USD, tăng 0,32 USD/ thùng.

Reuters tính toán rằng, cả hai loại dầu trên đều tăng khoảng 8% so với thời điểm đầu tuần trước, tạo ra tuần tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng 9 tháng trở lại đây. Theo số liệu mới nhất, giá dầu hiện đã có sự suy giảm nhẹ với khoảng 1,1%.

Nhiều nhà giao dịch cho biết thị trường châu Á bắt đầu trở nên thận trọng hơn sau cuộc không kích cuối tuần trước và không ít người đánh giá rằng, sự tăng trưởng sau đó sẽ khó có thể được kéo dài hơn.

CNBC cho rằng cuộc công kích Syria chỉ tạo ra một phản ứng nhỏ trong thị trường dầu mỏ. Giá dầu có tiến đến ngưỡng 80 USD một thùng hay không còn phụ thuộc vào cách Syria và các đồng minh của Nga phản ứng cũng như việc Mỹ lựa chọn liệu có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt lệnh trừng phạt lên các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hay không.

Mặc dù Syria chỉ sản xuất lượng dầu nhỏ nhưng diễn biến tăng lên của giá dầu trong tuần qua cho thấy mối lo ngại rõ ràng đối với sự bất ổn của khu vực Trung Đông.

Chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects, ông Amrita Sen nhận xét: "Tính đến thời điểm này, dầu thô đã vượt qua hầu hết kỳ vọng và thậm chí đã tăng quá nhanh. Không có nghi ngờ gì về những tác động của cuộc tấn công vào tuần trước nhưng trong tuần này, khả năng sẽ xảy ra một đợt bán tháo khi cuộc không kích đã kết thúc và những cái đầu lạnh chiếm ưu thế ở Washington".

Không chỉ chịu tác động từ vấn đề địa chính trị, dầu thô toàn cầu còn phải gánh áp lực từ hoạt động giàn khoan của Mỹ.

Trong tuần vừa qua, tính đến ngày 13/4, các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung thêm 7 giàn khoan, nâng con số tổng cộng lên 815, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.

Việc tăng nguồn cung này từ Mỹ có thể khiến nỗ lực vực dậy giá dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thành “công cốc”.

Trong khi Nga cùng OPEC cam kết kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung nhằm giảm mức tồn kho toàn cầu thì các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, những người không tham gia vào thỏa thuận cũng như có chi phí thấp hơn, lại đang gia tăng sản xuất trong bối cảnh giá lên cao.

Sản xuất dầu đá phiến hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi khi không ít nhà hoạt động môi trường cho rằng quá trình này có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và thậm chí, tạo ra các trận động đất nhỏ.

Đánh giá về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, OPEC dự đoán rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 khi nền kinh tế dần hồi phục.

Dự kiến nhu cầu thế giới sẽ tăng lên mức 98,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm nay, tăng so với con số 97,01 triệu thùng của năm ngoái.

Thỏa thuận cắt giảm cung dầu của OPEC có thể kéo dài tới 2020

Thỏa thuận cắt giảm cung dầu của OPEC có thể kéo dài tới 2020

Quốc tế -  6 năm

Ông Leonid Fedun, Phó chủ tịch Lukoil, công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cho biết nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ như tốc độ hiện tại, OPEC và Nga nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020.

OPEC và Nga đạt được thỏa thuận giảm cung dầu

OPEC và Nga đạt được thỏa thuận giảm cung dầu

Quốc tế -  7 năm

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của mình đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  44 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.