Doanh nghiệp
Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thu về hơn 2.200 tỷ đồng
Bộ Tài chính đánh giá trong 9 tháng đầu năm, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chậm. Cơ quan này đang rà soát lại các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.
Tại buổi họp báo thường về tình hình thực hiện công tác tháng 9 và quý III, Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng đầu năm, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt, ngoài ra ghi nhận bổ sung một doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.
Trong tháng 9, các tập đoàn, tổng công ty và DNNN đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 48,3 tỉ đồng thu về 109,1 tỉ đồng. Đó là thương vụ SCIC thoái vốn tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long và Công ty cổ phần thuốc ung thư Benovas.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 466 tỉ đồng, thu về 2.289,5 tỉ đồng.
Cụ thể, SCIC thực hiện bán vốn tại 19 doanh nghiệp với giá trị là 211,6 tỉ đồng, thu về 796,5 tỉ đồng. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Bưu điện với giá trị 182 tỉ đồng, thu về 1.409 tỉ đồng. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai với giá trị là 72 tỉ đồng, thu về 83 tỉ đồng.
Bộ Tài chính đánh giá trong 9 tháng đầu năm, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn chậm.
Về nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị nên việc xử lý tài chính tài sản, nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước và công tác chuẩn bị hồ sơ, phương án cần nhiều thời gian. Một số doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vấn đề phải xử lý về tài chính; một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, hoạt động gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương nhưng có doanh thu và lợi nhuận thấp, không thu hút nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong hai năm qua, xung đột chính trị - quân sự trên thế giới tác động đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn phụ thuộc vào tình hình thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả, đảm bảo tính khả thi.
Về nguyên nhân chủ quan, trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nên còn tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Bộ nhận định việc rà soát, lập kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức. Công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước khi cổ phần hóa, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.
Nguyên nhân cuối cùng, Bộ Tài chính cho biết việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc phê duyệt phương án sử dụng đất; xử lý tồn tại tài chính còn chưa tốt, kéo dài.
Đề xuất không tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa
Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Phát Đạt muốn bán công ty con nghìn tỷ ở Bình Định
Phát Đạt muốn chuyển nhượng toàn bộ 94% vốn tại Công ty CP Đầu tư Ngô Mây, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.120 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam lại vắng mặt trong kết quả nâng hạng của MSCI
Giới hạn sở hữu nước ngoài tiếp tục là điểm nghẽn đáng kể, nhất là khi nhiều ngành nghề nhạy cảm vẫn áp dụng mức trần sở hữu từ 0-75%.
Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại khi tỷ giá lập đỉnh
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Quốc hội thông qua luật sửa 8 luật về tài chính, đấu thầu, đầu tư
Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.
Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Chủ tịch C-Holdings livestream bán nhà: Bước đi táo bạo định hình xu hướng mới?
Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.
3 tập đoàn Trung Quốc muốn xây đường sắt Việt Nam
Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.