Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng đề xuất chính sách giúp loại bỏ các rào cản, tạo điều kiện phát huy nội và ngoại lực của nền kinh tế.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Bộ Kế hoạch và đầu tư. Tại cuộc họp, Thủ tướng chỉ đạo Bộ cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nhất là về xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch. Trong dó, các cơ chế tháo gỡ vướng mắc cho các lĩnh vực phát triển, chính sách ưu đãi cho lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp phát triển cần được đặc biệt chú trọng.
Các đề xuất cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội cũng cần được hoàn thiện, với tư tưởng “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể”.
Về đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh việc phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải kém hiệu quả. Công tác rà soát, tháo gỡ về cơ chế chính sách cũng là điều quan trọng để phát huy vai trò của đầu tư công theo quan điểm mới là đóng vai trò dẫn dắt, định hướng cho các nguồn vốn ngoài nhà nước.
Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế cần gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, đối mới sáng tạo để nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới cần có cơ chế khuyến khích phát triển phù hợp. Vai trò của các trung tâm đổi mới sáng tạo, nhất là Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cần được phát huy.
Công tác điều hành, quản lý, dự báo kinh tế cần tính toán đến những vấn đề phát sinh, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, bên cạnh nhiều mối rủi ro an ninh phi truyền thống khác.
Theo kiến nghị của đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành và cơ quan liên quan đề xuất với Thủ tướng việc thành lập, quy chế hoạt động của Tổ công tác đặc biệt để rà soát các dự án đầu tư tại trung tâm, thành phố lớn nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Nghiên cứu đề xuất phân công Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm tổ trưởng tổ công tác đặc biệt này.
Tiếp sau buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng cũng có buổi làm việc với lãnh đạo của Bộ Tài chính. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm đổi mới tư duy xây dựng chính sách trên tinh thần khơi thông, tháo gỡ các khó khăn để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, bao gồm cả nội và ngoại lực.
Cụ thể, chính sách cần thúc đẩy giải phóng năng lực sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo ra động lực mạnh mẽ cho kinh tế nước nhà. Chính sách không được xa rời thực tiễn, bên cạnh việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, mạnh dạn “thấy đúng thì làm, không đúng thì sửa”.
Thiết kế cơ chế, chính sách cũng cần tham khảo ý kiến của các đối tượng bị ảnh hưởng, có đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng ấy để “chính sách mới đi vào cuộc sống, mới sống được lâu dài”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đánh giá cao những thành tích, kết quả đạt được của hai Bộ trong thời gian qua, đề nghị các Bộ tiếp tục kế thừa, phát huy thành tích đạt được, trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, chủ động, sáng tạo, tích cực loại bỏ các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí để tạo ra môi trường tốt cho phát triển kinh tế.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.