Tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 9,35%

Trần Anh Thứ sáu, 08/07/2022 - 10:28

Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tín dụng tập trung ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên.

Tại hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 30/6, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng ở mức 9,35%, đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu tín dụng tập trung ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên.

Huy động vốn tính đến ngày 30/6 đạt trên 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 4,51% so với thời điểm cuối năm 2021. Các tổ chức tín dụng tổng cộng đã thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ luỹ kế 709.038 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi miễn, giảm và hạ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đạt trên 50.000 tỷ đồng.

NHNN đã chủ động triển khai nhiều chính sách, giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thanh toán nhằm hỗ trợ khách hàng, nền kinh tế vượt qua khó khăn của đại dịch, khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỷ đồng), đồng thời NHNN cũng đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng ngân hàng thương mại để triển khai sớm chính sách.

Theo Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, chương trình hỗ trợ lãi suất lần này có quy mô lớn, triển khai trên toàn quốc, số lượng ngân hàng thương mại tham gia nhiều, do đó, để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị mà Quốc hội, Chính phủ giao, đem lại hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa đến toàn nền kinh tế, cùng với NHNN cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các ngân hàng thương mại, khách hàng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ nhiệm vụ được giao tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục: theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước.

Cùng với đó, NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để kịp thời giải đáp vướng mắc của các ngân hàng thương mại; thực hiện việc thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho các ngân hàng thương mại.

NHNN cũng sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài ngành để thông tin, truyền thông về chính sách hỗ trợ lãi suất, giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hiểu rõ và sớm tiếp cận thông tin về chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Tài chính -  2 năm
VCBS nhận định, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt hay có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Những ngân hàng có lợi thế được nới room tín dụng

Tài chính -  2 năm
VCBS nhận định, các ngân hàng có hệ số CAR cao và mô hình quản trị rủi ro tốt hay có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  5 giây

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  15 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  23 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  23 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.