Giá đất cao nhất TP. HCM thuộc về khu trung tâm với mức giá 162 triệu đồng/m2.
Ngày 15/1, kỳ họp thứ 18 của HĐND TP. HCM khóa IX đã thông qua nghị quyết về bảng giá đất trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024. Theo đó, mức giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn TP. HCM cơ bản vẫn giữ nguyên mức giá đất giai đoạn 2016 - 2019.
TP. HCM có bảng giá đất mới
Cụ thể đối với 19 quận trên địa bàn TP. HCM sẽ được áp dụng khung giá đất của đô thị đặc biệt theo nghị định 96/2019 của Chính phủ với giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2 và giá tối đa 162 triệu đồng/m2. Tức giá đất các tuyến đường trung tâm TP. HCM như Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn... là 162 triệu đồng/m2.
Còn đối với thị trấn của 5 huyện sẽ áp dụng theo khung giá đất của đô thị loại V, giá tối đa 15 triệu đồng/m2, tối thiểu 120.000 đồng/m2.
Bảng giá đất kỳ này bổ sung giá các loại đất khu chế xuất, khu công nghiệp, đất y tế, đất giáo dục, đất tôn giáo theo quy định mới. Theo đó, giá đất thương mại dịch vụ bằng 80% giá đất ở liền kề, giá đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không phải là thương mại dịch vụ, đất y tế, đất giáo dục, đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng 60% giá đất ở liền kề.
Đối với đất trong khu công nghệ cao tính theo mặt bằng giá đất ở. Sau đó, tính giá đất thương mại dịch vụ bằng 80% giá đất ở. Giá đất sản xuất phi nông nghiệp không phải thương mại dịch vụ bằng 60% giá đất ở.
Đặc biệt, đất nông nghiệp trong khu dân cư bằng 150% giá đất nông nghiệp cùng loại trong khu vực.
Căn cứ tình hình thực tế, TP. HCM cũng cập nhật thêm 368 tuyến đường mới ở các quận huyện, đồng thời loại bỏ giá đất ở 266 tuyến, đoạn đường do đã điều chỉnh.
Theo quy định, khi Nhà nước thu hồi đất hoặc tính tiền sử dụng đất của doanh nghiệp làm dự án sẽ được các cơ quan chức năng thẩm định giá đất cho từng trường hợp cụ thể, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất ngoài hạn mức sẽ phải đóng tiền sử dụng đất theo hệ số điều chỉnh cho UBND TP. HCM ban hành hằng năm.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.