Diễn đàn quản trị
Tư duy lại để nâng tầm dịch vụ
Mô hình tư duy truyền thống về kinh doanh nơi mà giá trị của sản xuất hàng hoá thống trị sẽ khó có thể dẫn doanh nghiệp tới dịch vụ khách hàng xuất sắc.

Tháng 1/2015, Hans Jørgen Wiberg, một thợ thủ công khiếm thị người Đan Mạch đã phát triển và cho ra đời ứng dụng điện thoại Be My Eyes. Dựa trên nền tảng là những cuộc gọi video trực tiếp, ứng dụng này đã kết nối tình nguyện viên với những người khiếm thị đang cần giúp đỡ để có thể hỗ trợ họ trong những hoạt động từ nhỏ nhất đến những trường hợp nguy cấp.
Giáo sư Pedro Oliveira, trưởng khoa công nghệ, vận hành và đổi mới sáng tạo của đại học Kinh doanh và kinh tế NOVA (Bồ Đào Nha) nhận định, rõ ràng doanh nghiệp đã không có chủ đích hướng đến những người khiếm thị khi sản xuất điện thoại. Tuy nhiên qua thời gian, những ứng dụng điện thoại dành cho đối tượng này được phát triển và điện thoại trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ.
Trong lĩnh vực y tế nói chung, nhiều chức năng của sản phẩm vốn không tồn tại ở thiết kế ban đầu. Qua thời gian, chính những người sử dụng đã đóng góp ý tưởng ngược lại cho doanh nghiệp để từ đó bổ sung chức năng và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp làm được điều đó nhờ kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu người dùng.
Tăng nguồn lực, tăng giá trị
Ông Stephen L. Vargo, giáo sư bộ môn marketing, đại học Oklahoma (Hoa Kỳ) chỉ ra, mô hình tư duy về kinh doanh truyền thống nơi tập trung nhiều vào sản xuất sản phẩm theo cách doanh nghiệp muốn đã không còn phù hợp.
Đã đến lúc các doanh nghiệp cần tư duy lại về mô hình này để nâng tầm giá trị tạo ra, trong đó chú trọng tư duy dịch vụ xuất sắc để hoạt động như một công ty dịch vụ trong nền kinh tế dịch vụ.
“Kinh doanh về bản chất là cơ chế cung cấp dịch vụ chứ không chỉ là sản xuất ra rồi bán. Gọi đó là logic dịch vụ thống trị”, ông Stephen nói trong sự kiện "Nâng tầm doanh nghiệp bằng dịch vụ xuất sắc" do CSMO tổ chức.
Người tiêu dùng không mua sản phẩm chỉ vì chất lượng mà họ còn tin vào những giá trị mà sản phẩm mang lại. Điều đáng chú ý là trong tư duy hiện đại, doanh nghiệp cần cung cấp các giá trị bổ sung, đặc biệt nằm ở dịch vụ sau bán hàng và ở việc tiếp tục phát triển sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Theo ông Stephen, sản phẩm giờ đây cần bốn yếu tố: mang các giá trị vô hình, vượt chuẩn, để khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất, có thể sử dụng lâu bền.
Nền kinh tế có định hướng dịch vụ chất lượng cao thì sẽ không có ý nghĩa duy nhất là hàng hoá chất lượng cao mà là mô hình vượt khỏi sản phẩm thiết kế thông thường, khiến khách hàng hài lòng hơn trong và sau khi sử dụng sản phẩm.
“Đôi khi thực hiện dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua hàng hoá, nhưng nó định hình câu chuyện ta làm gì cho khách hàng, khiến cuộc sống của họ dễ dàng và tốt đẹp hơn”, vị giáo sư nói.
Theo ông Stephen, thực tế không có người sử dụng cuối cùng (end-user) bởi lẽ người bỏ tiền mua sản phẩm, sử dụng sản phẩm cũng đang tạo tác động đến nhiều người khác. Nếu hiểu được điều đó, doanh nghiệp sẽ biết rằng, khái niệm trải nghiệm khách hàng lớn hơn rất nhiều so với quá trình dùng sản phẩm một cách thuần tuý. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cần phải tính toán lại cách mà họ tạo giá trị.
“Khi cung cấp bất kỳ sản phẩm nào cho khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo dòng chảy dịch vụ, đảm bảo đáp ứng những gì họ cần với chi phí tốt hơn”, vị giáo sư đến từ Mỹ lưu ý .
Lấy ví dụ về việc cộng hưởng nguồn lực để tạo giá trị, ông Stephen đề cập đến nền kinh tế chia sẻ và sự phát triển của xe ô tô điện. Các hãng xe công nghệ như Grab hay Uber đã thay đổi cách tiếp cận của các hãng taxi truyền thống và cuối cùng là cả một hệ sinh thái được hưởng lợi, đặc biệt là khách hàng. Cuộc đua phát triển xe điện không chỉ góp sức vào nỗ lực bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy các thiết kế đẹp và hiện đại hơn.
Ông Stephen lưu ý, không phải lúc nào khách hàng cũng biết những gì mà họ muốn, nên nếu đặt câu hỏi họ muốn sản phẩm như thế nào thì đôi khi sẽ không thể nhận lại câu trả lời. Do đó, doanh nghiệp cần đi sâu hơn để biết được vấn đề khách hàng đang gặp phải là gì, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề thay vì chỉ cung cấp một sản phẩm hữu hình đơn thuần.
Dịch vụ xuất sắc: Đòn bẩy giúp ngân hàng phát triển bền vững
Số hóa để siêu cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
“Cá nhân hóa” trải nghiệm khách hàng được cho là từ khóa quan trọng cho cuộc đua chuyển đổi số, trải nghiệm dịch vụ mới trong ngành ngân hàng trong năm 2023.
Tăng hiệu quả marketing nhờ cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng
Việc ứng dụng các thông báo đẩy (push notification) và tin nhắn trong ứng dụng (in-app message) được nhiều thương hiệu triển khai để tiếp cận và thúc đẩy hành vi người dùng một cách hiệu quả và tối ưu.
‘Tiền mất tật mang’ vì sai lầm khi làm trải nghiệm khách hàng
Câu chuyện trải nghiệm khách hàng đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và bắt tay vào thực hiện nhưng họ đang mắc phải rất nhiều sai lầm, từ tư duy đến cách thức thực thi.
Thảm họa đo lường trải nghiệm khách hàng
Đo lường trải nghiệm khách hàng để đánh giá nhân viên thay vì để thực thi chiến lược là một lỗi cực kỳ phổ biến, ở khoảng 90% doanh nghiệp hiện nay.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.