Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP nhằm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với mục tiêu khởi công dự án vào tháng 12 năm nay.
Tuyến đường dài hơn 403 km, kết nối biên giới Trung Quốc tại Lào Cai với cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng, đi qua 9 tỉnh, thành phố và dự kiến trở thành hành lang vận tải hành khách, hàng hóa lớn thứ hai cả nước. Tổng mức đầu tư sơ bộ là khoảng 194.929 tỷ đồng.
Dự án được áp dụng nhiều cơ chế đặc thù và là tuyến đường sắt điện khí hóa đầu tiên tại Việt Nam. Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật và các thủ tục cần thiết để triển khai xây dựng.
Các địa phương liên quan sẽ chịu trách nhiệm công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật. Tiến độ thực hiện dự án được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025.
Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030, đồng thời yêu cầu triển khai phát triển đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông) quanh các ga đường sắt nhằm tối ưu hóa khai thác quỹ đất và hỗ trợ tăng trưởng đô thị.
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đang “mắc” tại đoạn qua tỉnh Lào Cai do khó khăn phát sinh trong giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.
Ban quản trị chỉ nên giữ vai trò kiểm soát hoạt động của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, thay vì tự đứng ra thu phí dịch vụ và thực hiện các hoạt động quản lý vận hành toà nhà.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.