Doanh nghiệp
Tỷ phú Thái Lan muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Ông Charoen Sirivadhanabhakdi, lãnh đạo tập đoàn ThaiBev, công ty mẹ của Sabeco cho biết muốn đầu tư vào các lĩnh vực khác tại Việt Nam ngoài đồ uống.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, chiều 23/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Thái Lan. Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn như Thaibev, Amata và Tập đoàn xi măng Thái Lan đã đầu tư lớn vào Việt Nam, đồng thời đề nghị các tập đoàn này mở rộng đầu tư vào Việt Nam ở các lĩnh vực công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, lãnh đạo tập đoàn ThaiBev đề nghị Chính phủ Việt Nam ủng hộ tập đoàn đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài đồ uống, cũng như nâng tỷ lệ sở hữu vốn ở Sabeco. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng sẽ hưởng ứng đề nghị của Chính phủ Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.
Cuối năm 2017, ThaiBev đã thông qua các công ty liên quan để mua lại 54% cổ phần của Sabeco sau đó đưa người vào HĐQT và Ban điều hành doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất Việt Nam.
Sau khi nắm quyền điều hành Sabeco, Tập đoàn Thái Lan đã thực hiện nhiều hoạt động cải tổ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả. Những kết quả đầu tiên đã được ghi nhận với doanh thu thuần quý I/2019 đạt 9.337 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá, việc ban lãnh đạo mới của Sabeco thiết lập lại chiến lược định vị thương hiệu rõ ràng hơn bao gồm cả hình ảnh thương hiệu giúp công ty cải thiện lượng hàng bán ra rõ rệ.
Song song với đó, Sabeco đẩy mạnh hiệu quả cho hoạt động marketing. Đội ngũ lãnh đạo mới đề cao việc chi tiêu hiệu quả hơn, không chỉ là chi tiêu mạnh tay hơn cho hoạt động quảng cáo và khuyến mãi (A&P).
Ở hoạt động phân phối, Sabeco giảm lượng hàng tồn kho tại các nhà phân phối, đồng thời giảm số ngày tồn kho tại các công ty phân phối nội bộ từ 4-6 tuần trong quá khứ xuống còn 2-3 tuần. Điều này đảm bảo sản phẩm của công ty tươi mới hơn khi đến tay người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tiêu thụ và củng cố sức mạnh thương hiệu.
Năm 2019, Sabeco đặt mục tiêu tăng sản lượng 6,3% trong khi mức tăng trưởng chung của thị trường chỉ khoảng 5%. Báo cáo của VCSC dự báo, thị phần của Sabeco sẽ được cải thiện trở lại trong thời gian tới nhờ hoạt động tái cơ cấu tích cực, và đạt khoảng 46% vào năm 2021.
Việc ThaiBev mở rộng đa ngành là bước đi tiếp theo làm giàu hệ sinh thái của tỷ phú Charoen tại Việt Nam. Ngoài ThaiBev, các doanh nghiệp khác của tỷ phú Charoen đã đầu tư thâu tóm khá nhiều doanh nghiệp. Đáng chú ý nhất là khoản đầu tư vào Vinamilk, công ty sữa số 1 trong nước. Thông qua Fraser & Neave, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan đang sở hữu khoảng 20% cổ phần Vinamilk.
Trong khi đó Berli Jucker Plc, doanh nghiệp phụ trách một nhóm kinh doanh công nghiệp và thương mại của tỷ phú Thái Lan đã mua lại 65% cổ phần của Phú Thái, một nhà phân phối lớn của Việt Nam. Ngoải ra BJC còn mua lại hệ thống Family Mart, mua lại 75% cổ phần của hãng sản xuất đậu phụ ICHIBAN, mua lại 65% cổ phần tại Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở miền Bắc với giá 32 triệu USD.
Trong lĩnh vực bán lẻ tỷ phú Charoen còn thâu tóm hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam sau đó đổi tên thành Mega Market.
Trong lĩnh vực bất động sản, công ty T.C.C Land thuộc tập đoàn T.C.C Group cũng nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội và 75% lợi ích tại Me Linh Point Tower tại TP.HCM. Một công ty con khác trong tập đoàn hợp tác với Công ty An Dương Thảo Điền để phát triển dự án khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại TP.HCM.
Cổ đông Thái Lan đón tin vui từ Bia Sài Gòn
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.