Doanh nghiệp
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab
Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt Nam đã được ra mắt như VATO, Aber, hay FastGo... nhưng dấu ấn mà các công ty này để lại vẫn chưa thực sự nhiều.
Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014, Grab là một trong số những ứng dụng gọi xe có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam cùng với Uber. Bằng cách liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên mỗi cuốc xe, Grab nhanh chóng thu hút được một lượng người dùng, lẫn tài xế đông đảo.
Trước sức ép từ Uber và Grab, tình hình kinh doanh của một loạt các hãng taxi truyền thống trở nên lao đao. Taxi Vinasun liên tiếp báo lỗ trong hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách, và chỉ có lãi nhờ thanh lý xe cũ. Trong khi Mai Linh đã phải cắt giảm hơn 3.000 nhân sự trong năm 2017.
Không dừng lại ở đó, đối thủ lớn nhất trong lĩnh vực gọi xe tại Việt Nam là Uber cũng bị Grab thâu tóm vào tháng 4/2018. Khoảng trống mà Uber Việt Nam để lại mở ra cơ hội cho các ứng dụng gọi xe nội vươn lên.
Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt đã được ra mắt như: VATO, Aber, hay FastGo...
VATO trước đây là ứng dụng gọi xe Vivu, được doanh nghiệp vận tải xe khách Phương Trang mua lại và đổi tên. Số tiền mà Phương Trang tuyên bố rót vào VATO là hơn 2.200 tỷ đồng. Dù được nhận đầu tư lớn, nhưng VATO vẫn liên tục gặp các sự cố về kĩ thuật và chưa để lại nhiều dấu ấn trên thị trường.
Trong khi đó, Aber là một ứng dụng gọi xe của nhóm kỹ sư người Việt ở Châu Âu. Các dịch vụ mà Aber cung cấp là xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, ô tô, xe cho thuê, xe tải chở hàng và xe khách đường dài... Gần đây, Aber đã tuyên bố ứng dụng tạm ngừng hoạt động, khiến khách hàng không thể gọi xe.
Phía FastGo khả quan hơn, khi nhận được sự hậu thuẫn của Tập đoàn NextTech. Phía FastGo tuyên bố không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe theo tỷ lệ %, mà chỉ thu phí dịch vụ tối đa không quá 30.000 đồng/ngày.
Cách đây không lâu, công ty này tuyên bố nhận vốn đầu tư từ quỹ Vinacapital Ventures, và sẽ tiếp tục gọi vốn 50 triệu USD trong thời gian tới. Tuy nhiên, FastGo cũng vạch rõ hướng đi là mở rộng ra các thị trường Đông Nam Á như Indonesia và Myanmar.
Sở dĩ, FastGo vừa mới ra mắt đã nghĩ đến chuyện xuất ngoại, là bởi dư địa cũng như cơ hội dành cho các ứng dụng gọi xe nội vươn lên tại thị trường Việt Nam không còn nhiều.
Tại một sự kiện diễn ra mới đây, bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab cho biết, hiện hãng này có 175.000 đối tác tại Việt Nam. Cứ 10 người dân Việt Nam thì có 2 người dùng dịch vụ của Grab. Mục tiêu của công ty này là đến năm 2020, tỷ lệ trên sẽ tăng lên 50%.

Tham gia vào thị trường gọi xe, các công ty phải chịu áp lực rất lớn về tài chính. Như Grab là một ví dụ. Tính đến cuối năm ngoái, Công ty TNHH Grab - đơn vị vận hành Grab Việt Nam đã lỗ lũy kế hơn 1.700 tỷ đồng.
Trước đó, theo thông tin từ Bộ Tài Chính, trong 3 năm đầu hoạt động ở Việt Nam, Grab lỗ 938 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong vòng một năm, số lỗ lũy kế của Grab đã tăng gần gấp đôi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động kinh doanh lỗ là do chi phí bán hàng của Grab luôn chiếm tỷ trọng lớn. Riêng năm 2017, công ty đã chi gần 600 tỷ đồng chi phí này, gấp 4 lần so với các năm trước đó. Con số này phản ánh việc Grab đã phải chi rất nhiều cho các chương trình quảng bá, tiếp thị để thu hút đối tác và khách hàng.
Việc mở rộng quy mô nhanh cũng khiến chi phí quản lý của doanh nghiệp này tăng chóng mặt trong năm ngoái, lên hơn 200 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2015.
Chi phí hoạt động lớn trong khi doanh thu chưa đủ bù đắp, Grab phải vay nợ để duy trì hoạt động. Đến cuối năm 2017, khoản nợ ngắn hạn của công ty là hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, Grab Việt Nam từng vay công ty mẹ tại Malaysia 50 triệu USD.
Chưa kể, đích đến của các ứng dụng như Grab không đơn thuần chỉ gói gọn trong lĩnh vực gọi xe, mà là hướng tới một nền tảng đa dịch vụ nhằm "giam" người dùng trong vô vàn những tiện ích của mình. Đây là điều mà các ứng dụng Việt Nam chưa làm được.
Hiện tại, Grab đã kết hợp triển khai nhiều dịch vụ khác nhau như: giao hàng, ví điện tử, giao đồ ăn, cho thuê xe du lịch... Tương tự Grab, Go-Viet - ứng dụng được hậu thuẫn bởi Go-Jek cũng không giấu diếm tham vọng tung ra thêm nhiều tiện ích trong thời gian tới như: làm đẹp, chăm sóc sức khỏe... bên cạnh hoạt động gọi xe.
Đó cũng là mẫu số chung của rất nhiều Tập đoàn hàng đầu hiện nay: nắm giữ một lượng người dùng đủ lớn kết hợp nền tảng công nghệ tiện lợi. Tất nhiên, không thể thiếu một yếu tố quan trọng khác là thị trường phải tiềm năng, chưa được khai phá.
Grab lỗ hơn 1.700 tỷ đồng tại Việt Nam
Ứng dụng gọi xe FastGo gọi vốn 50 triệu USD
Vòng gọi vốn mới của ứng dụng gọi xe FastGo dự kiến hoàn tất vào quý I năm 2019 sẽ giúp củng cố nguồn lực tài chính, gia tăng thị phần và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ.
Grab lỗ hơn 1.700 tỷ đồng tại Việt Nam
Không chỉ chịu áp lực tài chính lớn do kinh doanh không có lãi, Grab đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam như Go-Viet, Fastgo.
Uber, Grab nhận ‘trái đắng’ vì sáp nhập tại Singapore
Singapore mới đây đã tuyên phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD sau khi kết luận về vụ sáp nhập của hai ứng dụng gọi xe này vào hồi tháng 3.
Go-Viet tham vọng xây dựng nền tảng đa dịch vụ từ ứng dụng gọi xe
Sau 6 tuần thử nghiệm, Go-Viet tuyên bố nắm giữ 35% thị phần xe ôm công nghệ và đang chuẩn bị tung ra dịch vụ Go-Car (gọi xe 4 bánh), làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.