Phát triển bền vững

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực

Phạm Sơn Thứ sáu, 21/10/2022 - 21:42

Kinh tế tuần hoàn có thể áp dụng cho đa ngành nghề, lĩnh vực, hướng đến vừa giảm thiểu tác động tới môi trường, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lần đầu tiên được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, khái niệm kinh tế tuần hoàn bị nhiều người nhầm tưởng rằng chỉ thuộc phạm vi ngành tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, do nội hàm “kết nối điểm đầu và điểm cuối của chuỗi cung ứng”, nhiều đơn vị và doanh nghiệp cho rằng, kinh tế tuần hoàn chỉ chủ yếu được áp dụng trong ngành sản xuất hay quản lý rác thải.

Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm kinh tế tuần hoàn vượt xa khỏi phạm vi của ngành tài nguyên môi trường. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn có bản chất là một mô hình kinh doanh.

Cần tạo ra đủ giá trị để 'chạy cỗ máy kinh tế tuần hoàn'

Từ định nghĩa đó, kinh tế tuần hoàn có thể ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực, với mục tiêu vừa giảm thiểu áp lực lên môi trường, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tác động xã hội.

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Từ nhiều năm nay, tại khắp các vùng nông thôn, mô hình vườn – ao – chuồng đã được người nông dân ứng dụng để tận dụng những phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi làm phân bón, khí gas... Mô hình này được các chuyên gia nhận xét là hình thức sơ khai của mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Thực tế, triết lý tuần hoàn đã tồn tại suốt lịch sử hàng ngàn năm ngành nông nghiệp, với việc dùng phụ phẩm cây trồng làm thức ăn cho gia súc, lấy chất thải gia súc bón cho cây trồng. Tuy nhiên, có những thời điểm, ngành nông nghiệp, dưới áp lực gia tăng dân số, áp lực đảm bảo an ninh lương thực, đã phải tìm mọi cách để gia tăng năng suất, thông qua những phương pháp thiếu bền vững như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thức ăn công nghiệp.

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế và là hướng đi tất yếu của nền kinh tế. Chuyển đổi nông nghiệp theo hướng tuần hoàn đang được đặt ra như lời giải cho bài toán “3 biến” của ngành nông nghiệp được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông Lê Minh Hoan nhiều lần nhấn mạnh: biến động thị trường, biến đổi khí hậu, biến chuyển trong xu hướng tiêu dùng.

Trợ lực nào cho nông nghiệp tuần hoàn?

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở tận dụng phụ phẩm sơ cấp, kinh tế tuần hoàn trong ngành nông nghiệp, trong thời đại mới, dưới sự trợ lực của công nghệ mới, cần phải mang một hình hài mới.

Từ năm 2015, Thủy Sản Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam tham gia vào sản xuất collagen, với nguyên liệu đầu vào là da cá tra, một loại phụ phẩm thường bị thải bỏ hoặc bán với giá rẻ mạt. Có thể nói, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp tiên phong trong “đãi vàng từ rác thải” trong ngành thủy sản. Tiếp nối sự thành công của Vĩnh Hoàn, nhiều doanh nghiệp thủy sản khác cũng bắt tay vào tận dụng phụ phẩm thủy sản như đầu, vỏ tôm, vảy cá rô phi, vỏ nghêu, ốc… để chế biến thức ăn chăn nuôi hoặc chiết xuất các loại chất quý.

Rơm rạ là một loại phế phẩm nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam, cũng đang được ứng dụng trở thành đầu vào cho nông nghiệp tuần hoàn. Thay vì đốt rơm gây ô nhiễm, hiện nay, nhiều chương trình, dự án đang hỗ trợ bà con thực hiện ủ phân vi sinh từ rơm rạ để bổ sung dưỡng chất cho chính đồng ruộng của mình. Bên cạnh đó, rơm cũng có thể được sử dụng để trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ hoặc làm đệm lót sinh học, đem lại tiềm năng kinh tế cao.

Gần đây, sản phẩm “Heo ăn chuối” của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dựa trên mô hình tận dụng chuối thải loại làm thức ăn chăn nuôi đã tạo được tiếng vang lớn, được doanh nhân Đoàn Nguyên Đức kỳ vọng tạo ra lợi nhuận lớn trong tương lai.

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực 2
Mô hình "heo ăn chuối" đang "hot" hiện nay thực chất là một ứng dụng của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Một số mô hình xen canh mới tại miền Tây như lúa – tôm, lúa – sen, tận dụng từng điều kiện nguồn nước khác nhau trong năm để canh tác nông nghiệp, cũng tạo ra đa giá trị nhờ kinh tế tuần hoàn. Các phụ phẩm nông nghiệp trong nước, trong đất giữa các cây trồng, vật nuôi bổ sung lẫn nhau, giúp nông sản có sản lượng và chất lượng tốt hơn so với canh tác chuyên canh.

Kinh tế tuần hoàn trong dệt may

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề nhất và là ngành được nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là định hướng của ngành dệt may Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Kinh tế tuần hoàn có thể ứng dụng trong nhiều công đoạn của ngành dệt may. Trong đó, bên cạnh việc đảm bảo tính tuần hoàn, giảm phát thải trong khâu nguyên liệu đầu vào và sản xuất, khâu thiết kế và bán hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Đối với khâu bán hàng, để ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, các hãng thời trang, dệt may cần phải định hướng, thay đổi tư duy của người tiêu dùng để hướng tới hành vi tiêu dùng coi trọng giá trị thay vì thời trang nhanh, thời trang chạy theo xu thế. Muốn như vậy, sản phẩm trước tiên cần phải bền và có giá trị sử dụng lâu dài.

Thiết kế sản phẩm dệt may, thời trang, trong xu thế kinh tế tuần hoàn, không chỉ quan tâm tới thẩm mỹ mà còn có thể cân nhắc thêm việc tạo thêm công năng sử dụng hoặc nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng của sản phẩm, qua đó kéo dài vòng đời và tạo ra vòng lặp tuần hoàn vật chất.

Trên cơ sở đó, nhiều sáng kiến về thời trang và dệt may bền vững đang được triển khai. Tại Việt Nam, startup Coolmate là cái tên nổi bật trong việc sử dụng vật liệu tuần hoàn là sợi vải làm từ bã cà phê để sản xuất quần áo. Đây cũng là startup được đánh giá là có tiềm năng trở thành “kỳ lân” tiếp theo của Việt Nam, theo HSBC và KPMG.

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực 3
Vải làm từ bã cà phê là một sáng kiến tuần hoàn trong ngành dệt may.

Một hãng thời trang khá nổi tiếng khác tại Việt Nam là BOO đang định hướng hoạt động tuần hoàn theo cách một mặt sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, mặt khác khuyến khích khách hàng chỉ mua khi cần và nâng cao độ bền để kéo dài vòng đời sản phẩm.

Trên thế giới, mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang cũng đã và đang trở nên đa dạng, có thể kể đến như tái chế lưới đánh cá cũ để sản xuất quần áo của startup RemakeHUB; dự án chiết xuất thuốc nhuộm từ vỏ cây của nhà thiết kế thời trang Nimco Adam…

Các hãng thời trang hàng đầu thế giới như Gucci, Hermes… cũng đang đặt ra nhiều chính sách hướng đến tuần hoàn hóa chuỗi cung ứng dệt may như không tiêu hủy sản phẩm tồn kho, thúc đẩy sản xuất nguyên liệu dệt may bền vững…

Kinh tế tuần hoàn trong ngành bán lẻ

Với khái niệm “kết nối điểm đầu và điểm cuối của chuỗi giá trị”, mô hình kinh tế tuần hoàn thường bị lầm tưởng là chỉ có thể áp dụng cho những ngành sản xuất. Tuy nhiên, nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ bán lẻ không chỉ có thể ứng dụng kinh tế tuần hoàn mà còn là mắt xích quan trọng để nâng cao mức độ tuần hoàn vật chất trong chuỗi giá trị.

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Cụ thể, ngành bán lẻ là mắt xích liên kết sản xuất với tiêu dùng, do đó có thể tạo ra tác động tới người tiêu dùng. Tích hợp những giải pháp cung ứng dịch vụ bán lẻ sáng tạo có thể giúp thay đổi hành vi tiêu dùng và xả thải, qua đó tăng tỷ lệ thu gom sản phẩm sau sử dụng. Như vậy, tích hợp các giải pháp bán lẻ cũng là phương án giúp doanh nghiệp sản xuất thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, chính thức có hiệu lực năm 2022.

Một giải pháp bán lẻ được ứng dụng rất thành công và góp phần quan trọng nâng tỷ lệ thu gom bao bì sản phẩm sau sử dụng lên đến hơn 90% tại nhiều quốc gia châu Âu là công cụ đặt cọc – hoàn trả. Thông qua việc cộng thêm một mức tiền vào sản phẩm và hoàn trả khi người tiêu dùng trả lại bao bì đã qua sử dụng, công cụ này tạo ra một động cơ rất mang tính thị trường, giúp hạn chế nạn xả rác.

Đối với một số sản phẩm công nghệ có giá trị tương đối cao, một giải pháp bán lẻ đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng là hình thức cho thuê thay vì bán sản phẩm. Cụ thể, người tiêu dùng thay vì mua đứt thì sẽ được thuê trọn đời với một mức giá cố định kèm theo một khoản tiền cọc. Khi không còn nhu cầu sử dụng, khách hàng trả sản phẩm lại cho nhà sản xuất và nhận về tiền cọc.

Một hình thức cung ứng dịch vụ bán lẻ khác giúp kéo dài vòng đời sản phẩm dựa trên triết lý kinh tế tuần hoàn là các sàn giao dịch mua bán, cho thuê đồ cũ, sản phẩm đã qua sử dụng.

Tại Việt Nam, một số sàn thương mại điện tử dành riêng cho đồ cũ như Chợ Tốt, OKXE… đang triển khai hiệu quả mô hình này. Thông qua những tiện ích giúp đảm bảo quyền lợi người mua khỏi những rủi ro khi mua đồ cũ như kiểm định chất lượng, thanh toán đảm bảo… các sàn thương mại điện tử đồ cũ ngày càng được nhiều người sử dụng.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Theo ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng ban quan hệ đối tác, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), kinh tế tuần hoàn cần được hiểu rộng là việc thay đổi cơ cấu, thiết kế sản xuất và tiêu dùng, hướng tới mục đích là kéo dài vòng đời sản phẩm và tạo ra vòng tuần hoàn vật chất.

Dựa trên quan điểm đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành một mắt xích của chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn dù đang hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào và có quy mô ra sao.

Trong khung pháp lý về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Chính phủ khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, dự án đầu tư áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn sớm hơn lộ trình và kế hoạch quốc gia, nói cách khác tức là thừa nhận và khuyến khích vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong kinh tế tuần hoàn.

Để thực hiện được vai trò này, doanh nghiệp cần hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn, thông qua đó xác định được cơ hội mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn để bền vững hóa hoạt động của doanh nghiệp. 

Cơ hội mới từ nông nghiệp tuần hoàn

Cơ hội mới từ nông nghiệp tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Hàng chục triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị nếu được ứng dụng làm đầu vào cho sản xuất, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

[Longform] Hành trang chuyển sang kinh tế tuần hoàn

[Longform] Hành trang chuyển sang kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Năm 2022 đặt dấu mốc quan trọng cho sự khởi động của kinh tế tuần hoàn, với việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực và Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam chính thức được phê duyệt. Tuy nhiên, để thực sự đưa nền kinh tế bước vào quá trình chuyển đổi tuần hoàn, nhiều yếu tố cần được chuẩn bị.

Điều gì đang chờ đón trên đường đến kinh tế tuần hoàn?

Điều gì đang chờ đón trên đường đến kinh tế tuần hoàn?

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, con đường đến với kinh tế tuần hoàn không hề đơn giản, đòi hỏi sự tham gia của mọi mặt trong nền kinh tế, đặc biệt là vai trò thúc đẩy tiến độ dịch chuyển của Chính phủ.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Phát triển bền vững -  2 năm

Các chỉ tiêu quản trị vĩ mô, kinh tế - tài chính đều mở mức cao nhưng năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam chỉ được đánh giá là trung bình – khá, do chỉ tiêu về môi trường và xã hội thấp.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  23 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.