Tiêu điểm
Vì đâu làn sóng IPO nhanh chóng lụi tàn sau một năm kỷ lục?
Triển vọng kinh tế đầy ảm đạm sau Covid-19 đang khiến làn sóng IPO nhanh chóng lụi tàn sau khi dâng cao vào năm ngoái.
Năm ngoái, bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tốc độ kỷ lục. Năm nay, sự biến động của thị trường, lạm phát, cùng nỗi lo về suy thoái đã khiến làn sóng này nhanh chóng yếu đi.
Theo dữ liệu từ Bloomberg, kể từ đầu năm tới nay, các công ty đã huy động được khoảng 4,9 tỷ USD thông qua thị trường IPO Mỹ, chưa bằng 6% con số của nửa đầu năm 2021, và kém xa mức trung bình 47 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm gần đây.
Các nhà kinh doanh cho rằng, tình trạng IPO ảm đạm như hiện nay khó có thể khởi sắc vào những tháng tới, và thậm chí có thể kéo dài đến hết năm nếu triển vọng kinh tế không khởi sắc.
Theo bà Alaoui Zenere, đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần cho các tổ chức tài chính và công nghệ tài chính của JPMorgan Chase & Co., những chỉ số được các nhà đầu tư rất chú trọng cần động lực tích cực trước khi có thể thấy sự cải thiện trong hoạt động của thị trường vốn.
“Nếu thị trường ổn định trong một thời gian dài, chúng ta có thể thấy một lượng cung tương đối. Nhưng khi biến động xảy đến liên tục, các doanh nghiệp sẽ thận trọng trong tiếp cận thị trường vốn”, bà phân tích.
Tại Mỹ, đà lao dốc của thị trường IPO còn mạnh hơn nhiều bức tranh chung trên toàn cầu, khi dữ liệu cho thấy tổng giá trị IPO tại Mỹ giảm tới 95% so với cùng thời điểm này năm ngoái, trong khi mức trung bình chỉ là khoảng 41$.
Kể từ đầu năm tới nay, chỉ có hai đợt IPO tại Mỹ huy động được nhiều hơn mức 500 triệu USD, bao gồm công ty quản lý tài sản TPG Inc. huy động được 1,1 tỷ USD vào tháng 1, và Bausch + Lomb Co. - doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chăm sóc mắt - nhận được 630 triệu USD vào tháng 5 vừa qua.
Điều đáng chú ý là cổ phiếu của TPG đã giảm 13% kể từ đầu năm, trong khi Bausch + Lomb cũng ghi nhận mức giảm khoảng 13% trong vòng 1 tháng rưỡi kể từ khi trở thành công ty niêm yết.
Vận may suy yếu của những công ty này cùng các doanh nghiệp niêm yết khác thời gian gần đây có thể khiến kỳ vọng vào IPO giảm đi.
Coinbase Global Inc. gần đây đã thông báo về việc dừng tuyển dụng và hủy bỏ tuyển dụng với một số ứng viên sau khi cổ phiếu của doanh nghiệp này mất hơn 3/4 giá trị trong năm nay.
Nhà sản xuất xe điện Rivian Automotive Inc. phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung và trục trặc trong sản xuất, khiến mức giá cổ phiếu giảm hơn 70% kể từ đầu năm, sau khi huy động được gần 14 tỷ USD trong thương vụ IPO lớn thứ 13 thế giới vào năm ngoái.
Tính trung bình, giá trị giao dịch của các công ty bắt đầu niêm yết tại Mỹ vào năm ngoái hiện giảm tới 44% so với thời điểm ban đầu. Chỉ có khoảng 1/10 trong số hơn 500 doanh nghiệp đang giao dịch trên mức giá chào bán.
Bloomberg dẫn thông tin báo cáo của của Wells Fargo & Co. cho biết lần đầu tiên trong 5 năm qua, nhóm các công ty đại chúng mới chưa tạo ra lợi nhuận đang hoạt động kém hiệu quả hơn các đối thủ, khi các nhà đầu tư đang chuyển vốn sang các dòng tiền phục vụ tăng trưởng.
Trong khi đó, số lượng tồn đọng các công ty đã đệ trình hồ sơ để IPO gia tăng lên mức 185, chưa bao gồm các công ty khởi nghiệp đã đệ trình kế hoạch nhưng chưa công bố công khai.
Instacart Inc. đã nộp các tài liệu liên quan vào tháng 5 vừa qua, với mức định giá giảm tới 40%. Trước đó, vào tháng 3, định giá công ty đã sụt giảm về mức 24 tỷ USD so với con số 39 tỷ USD trong vòng gọi vốn tháng 3 năm ngoái.
Một nguồn tin thân thuộc với kế hoạch của công ty này cho biết Instacart đang tìm cách gia nhập thị trường IPO ngay khi có cơ hội, nhưng có lẽ không sớm hơn tháng 9.
Các công ty được hỗ trợ bởi các quỹ mạo hiểm khác cũng đang chờ cơ hội niêm yếu, bao gồm Reddit, Stripe và Discord.
Với các công ty khởi nghiệp, nguồn tiền từ những vòng gọi vốn trước đó có thể giúp họ tồn tại cho đến khi triển vọng thị trường tích cực hơn.
Thị trường IPO ảm đạm cũng ảnh hưởng đến các giao dịch theo lô lớn - một trong những lĩnh vực kinh doanh vốn sinh lợi cho các ngân hàng đầu tư.
Theo đó, các nhà tài trợ tài chính sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp đã niêm yết ít có xu hướng bán cổ phần trên thị trường. Thay vào đó, một số lựa chọn chuyển cổ phiếu cho các nhà đầu tư, các đối tác.
Một số doanh nghiệp niêm yết muốn huy động vốn đã chuyển sang các sản phẩm có hệ thống hơn như trái phiếu chuyển đổi để có thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn giá hiện hành.
Dù trái phiếu chuyển đổi là cách tương đối tốt để giảm thiểu rủi ro thị trường, các công ty chỉ có thể khai thác khi thị trường có nhu cầu.
Thế khó của các kỳ lân công nghệ hậu IPO
IPO trở thành cơ hội "chốt lời" của các cổ đông lớn
Đối mặt với quy định niêm yết mới, các công ty lựa chọn hình thức chào bán cổ phần của cổ đông hiện hữu ra công chúng, tạo điều kiện các cổ đông này thu hồi vốn góp ban đầu với tiềm năng lợi nhuận cao.
Chờ làn sóng IPO mới của các doanh nghiệp bất động sản
Nhu cầu vốn lớn để phát triển các dự án bất động sản đang thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành sớm thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO), đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Vua Nệm lên kế hoạch IPO vào năm 2023
Để hiện thực hóa kế hoạch IPO, Vua Nệm chính thức mời ông Craig Schmeizer, người sáng lập Resident Home, cha đẻ của Nectar Sleep, thương hiệu nệm online hàng đầu nước Mỹ về tham gia Hội đồng Quản trị của công ty.
Việt Nam soán ngôi Singapore, trở thành thị trường IPO lớn nhất Đông Nam Á
Chỉ với 5 thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Việt Nam đã vượt qua Singapore (13 thương vụ), dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tổng giá trị.
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Ngành sản xuất mất động lực tăng trưởng
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Dấu chân trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Vietnam Airlines tiên phong sử dụng nhiên liệu bền vững trên các chuyến bay từ châu Âu
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu từ ngày 1/1/2025.
Khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực thi văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Chiến lược một đích đến cho mọi nhu cầu ở Be Group
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.