Tiêu điểm
Việc làm tăng nhanh, song đơn hàng chậm lại
Trong tháng 4, tốc độ tạo việc làm là nhanh nhất trong một năm, song tốc độ tăng đơn hàng mới lại chậm nhất trong vòng 6 tháng, theo báo cáo ngành sản xuất của S&P Global.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global, đánh giá tốc độ giảm nhanh chóng các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã giúp sản lượng và việc làm tăng trở lại trong tháng 4, khi các điều kiện kinh doanh dần bình thường hơn.
Điều này dẫn đến hy vọng rằng ngành sản xuất sẽ duy trì được thời kỳ khôi phục và tăng trưởng.
Điểm đặc biệt khích lệ là, theo các công ty, việc làm đã tăng nhanh nhất trong vòng một năm nhờ hoạt động tuyển dụng mới, và công nhân trở lại nhà máy khi tình hình dịch bệnh cải thiện.
Cụ thể, dữ liệu mới nhất từ S&P Global cho biết, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam duy trì kết quả 51,7 điểm trong tháng 4, khi các điều kiện kinh doanh nói chung đã cải thiện trong bảy tháng liên tiếp.

Cả sản lượng và việc làm đều tăng trở lại trong tháng vừa qua sau khi số ca nhiễm Covid-19 dần giảm. Tình hình đại dịch cải thiện đã cho phép nhân viên quay trở lại làm việc, trong khi cũng có nhiều báo cáo về hoạt động tuyển dụng mới. Trên thực tế, tốc độ tạo việc làm là nhanh nhất trong thời gian một năm.
Năng lực sản xuất tăng đã giúp các công ty tăng sản lượng và tận dụng được lực cầu khách hàng đang tăng. Điều này đã thúc đẩy sản lượng tăng lần thứ sáu liên tiếp trong bảy tháng qua.
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 4, tốc độ tăng đã chậm lại, chạm mức thấp nhất trong hơn nửa năm qua. Theo những người trả lời khảo sát, tình trạng giá cả tăng và nguyên vật liệu khan hiếm đã hạn chế đà tăng.
Tình hình tương tự xảy ra với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới khi tốc độ tăng của chỉ số này cũng chậm lại. Những hạn chế do Covid-19 ở Trung Quốc là một phần nguyên nhân dẫn đến thực tế này.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn và lực lượng nhân công tăng giúp các công ty có thể giải quyết tốt khối lượng công việc, và lần đầu tiên trong ba tháng đã có thể giảm lượng công việc tồn đọng.
Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh với tốc độ tăng cao thứ hai trong gần một năm qua, đáng chú ý là giá cước vận tải, khí đốt, xăng dầu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng nhanh giá bán hàng.
Ông Andrew Harker nhận định các yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng, như những khó khăn do đại dịch vẫn tiếp tục ở Trung Quốc và giá cả đang tăng mạnh, đã ảnh hưởng đến cả cung và cầu vào thời điểm đầu quý II, có thể sẽ hạn chế tăng trưởng trong những tháng tới.
Ngành sản xuất vào đà tăng trưởng
Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế hậu Covid-19 và biến động kinh tế - chính trị trên thế giới, tình hình tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận những con số ấn tượng.
Niềm tin kinh doanh ngành sản xuất chạm đáy sáu tháng
Mức độ trầm trọng của làn sóng đại dịch Covid-19 mới nhất và những lo lắng về áp lực lạm phát đã làm giảm kỳ vọng của các nhà sản xuất về tương lai.
Nhu cầu và sản lượng sản xuất công nghiệp đều tăng trong quý I
Sản xuất công nghiệp quý I được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt, Bộ Công thương cho biết.
Nỗi lo sau đà tăng của ngành sản xuất
Mặc dù động lực tăng trưởng của ngành sản xuất đã mạnh hơn, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khi mức độ lây nhiễm vẫn cao, cùng hơi những khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?