Diễn đàn quản trị
Viết lại chiến lược thu hút nhân tài sau dịch
Trong thị trường tuyển dụng tập trung vào ứng viên hiện nay, việc các doanh nghiệp cạnh tranh thư mời làm việc đang trở nên phổ biến hơn.
Ứng viên – trung tâm của thị trường tuyển dụng trong bối cảnh mới
Sau Covid-19, nhiều doanh nghiệp hiện đang tận dụng cả phỏng vấn trực tuyến lẫn trực tiếp để tăng hiệu quả tuyển dụng và thu hút các ứng viên sành công nghệ.
Bà Hòa Đặng, Phó giám đốc Bộ phận tuyển dụng, Adecco TP.HCM, cho biết đối với các vị trí cần tuyển số lượng lớn hoặc vị trí cấp trung, những vòng đầu tiên có thể được tiến hành trên nền tảng trực tuyến.
Một số doanh nghiệp còn chuẩn bị thêm các bài đánh giá ứng viên để nhanh chóng sàng lọc một lượng lớn hồ sơ. Những ứng viên phù hợp nhất sẽ tiến vào những vòng phỏng vấn trực tiếp cuối cùng.
Mặt khác, đối với các vị trí từ quản lý cấp cao trở lên, doanh nghiệp vẫn ưu tiên gặp gỡ trực tiếp ngay từ các vòng đầu.
Bà cũng nhấn mạnh rằng trong thị trường tuyển dụng tập trung vào ứng viên như hiện nay, việc các doanh nghiệp cạnh tranh thư mời làm việc (job offer) là khá phổ biến.
Theo đó, một ứng viên có năng lực tốt có thể nhận được nhiều lời mời làm việc cùng lúc, thậm chí cả những lời đề nghị ở lại làm việc với mức phúc lợi tốt hơn từ công ty hiện tại hoặc công ty cũ của họ.
Trong khi đó, sự bất ổn do Covid-19 gây ra và tình hình lạm phát gần đây khiến nhân viên thận trọng hơn khi tìm hiểu về văn hóa làm việc, phúc lợi bổ sung về sức khỏe, con đường sự nghiệp cũng như khả năng tăng lương, theo bà Thanh Lê, Giám đốc Adecco Việt Nam, Người lao động cũng quan tâm nhiều hơn đến mô hình làm việc kết hợp.
Dù vậy, việc áp dụng mô hình này có thể khả thi đối với các ngành dịch vụ và công nghệ, trong khi các ngành sản xuất và bán lẻ sẽ khó thực hiện hơn.
Với các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, chẳng hạn như du lịch – nhà hàng – khách sạn và giải trí, các chiến dịch tuyển dụng lớn và các hoạt động xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể giúp giảm bớt tình trạng “khát” lao động.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp trong các lĩnh vực này sẽ đối mặt với rủi ro mất đi nhân sự chủ chốt vào tay các doanh nghiệp khác, vì sau đại dịch, người lao động nhận ra các ngành có văn hóa linh hoạt và phát triển ổn định sẽ hấp dẫn hơn, và ít bị tổn thương hơn, khi đối mặt với các thay đổi từ thị trường”, bà Thanh Lê chia sẻ.
Viết lại chiến lược thu hút nhân tài
Để trở nên nổi bật giữa vô số bài đăng tuyển dụng, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc theo kịp với những kỳ vọng thay đổi của ứng viên. Theo bà Hòa Đặng, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách khảo sát nhân viên hiện tại để xác định các khía cạnh cần cải tiến hoặc phát triển hơn.
Ví dụ, nếu nhân viên muốn nhiều sự tự do hơn và bản chất công việc cho phép, doanh nghiệp có thể cân nhắc mô hình làm việc từ xa, hoặc giờ làm việc linh hoạt.
Để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp như là một nhà tuyển dụng đáng mơ ước, doanh nghiệp cũng có thể thường xuyên đăng tải và chia sẻ về những yếu tố khiến nhân viên hài lòng và gắn bó với công ty.
Bà Thanh Lê lưu ý rằng thay vì dành nhiều công sức cho việc đăng tuyển khắp nơi và sàng lọc nhiều hồ sơ không đạt yêu cầu, các doanh nghiệp nên tập trung vào nhóm ứng viên phù hợp, điều chỉnh ngân sách tuyển dụng và đưa ra yêu cầu hợp lý cho các vị trí cần tuyển.
Theo đó, hợp tác với một đối tác tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp cấu trúc một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và được tùy chỉnh phù hợp nhất.
Với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do dịch và đang phải vật lộn để đáp ứng kỳ vọng về mức lương của nhân viên, Giám đốc Adecco Hà Nội Hà Nguyễn cho rằng các phúc lợi khác ngoài lương sẽ là giải pháp thay thế khả thi. Các phúc lợi này có thể để lại ấn tượng sâu sắc hơn về mặt cảm xúc, đáng nhớ hơn và có thể đóng vai trò là động lực nội tại để giữ chân nhân viên lâu dài.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách cung cấp thêm các buổi đào tạo chuyên sâu, vì tiềm năng phát triển nghề nghiệp từ lâu luôn là yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động.
Các hình thức đào tạo có thể bao gồm đào tạo toàn công ty, theo từng bộ phận/chuyên môn cụ thể, đào tạo chéo hoặc chương trình cố vấn giữa các đồng nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có một số lựa chọn khác, chẳng hạn như giờ làm việc linh hoạt, tuyên dương thành tích của nhân viên, thêm ngày nghỉ phép hưởng lương, tài trợ chương trình chăm sóc sức khỏe, quà tặng cho nhân viên.
“Và hãy nhớ chia sẻ những hoạt động này trên các kênh trực tuyến để quảng bá hình ảnh và tiếp cận với với nhiều ứng viên hơn”, bà Hà nhấn mạnh.
Chìa khóa trong tuyển dụng nhân sự FMCG
3 việc doanh nghiệp cần làm để hồi phục 'sức khoẻ' người lao động hậu Covid-19
Hầu hết người lao động cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng do Covid-19 và có xu hướng cân nhắc đến việc cắt giảm thời gian làm việc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam đang khát nguồn nhân sự blockchain
Việt Nam đang được nhìn nhận như một điểm nóng của ngành blockchain, tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp làm về lĩnh vực này.
Doanh nghiệp ‘khát’ lao động sau mở cửa
Trong khi doanh nghiệp chưa kịp vui mừng khi các hoạt động sản xuất, dịch vụ trở lại trạng thái bình thường, tình trạng thiếu hụt lao động đã ập đến và tiếp tục kéo dài.
Tuyển dụng ngành nào vẫn sôi động giữa bão Covid-19?
Bất chấp những gián đoạn chưa từng có vì làn sóng Covid-19 lần thứ tư, nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao ở một số lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng tích cực, như bán lẻ, năng lượng, công nghệ.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.