Việt Nam gia hạn áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc
Nhật Hạ
Thứ sáu, 23/04/2021 - 20:29
Bộ Công thương tiếp tục gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc ở mức 4,39 – 35,58% sau hơn 1 năm thực hiện.
Ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề do sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo quyết định mới đây của Bộ Công thương, một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm của 18 nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá từ ngày 25/4 khi được nhập khẩu vào Việt Nam.
Quyết định này được cơ quan quản lý đưa ra sau rà soát lại quá trình hơn một năm áp thuế bán phá giá với mặt hàng này từ Trung Quốc.
Trước đó, vào cuối tháng 9/2019, Bộ Công thương từng quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm nhôm xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế được áp tạm thời là 2,49 - 35,58%.
Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra, áp thuế thời điểm đó là 16 công ty. Việc áp thuế với mặt hàng này, được cơ quan quản lý xác định trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước nộp vào tháng 10/2018.
Theo kết quả điều tra, ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất nhôm nội địa đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động do nhôm Trung Quốc được bán phá giá với biên độ từ 2,49 – 35,58%. Một số trường hợp giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62.000 tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5.000 tấn.
Phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như hiện nay.
Năm 2020, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay với 37 vụ việc, tăng 2,3 lần so với năm 2019.
Canada và Mexico cho biết sẽ trả đũa đối với quyết định thuế nhôm thép gần đây của Mỹ, đồng thời Liên minh châu Âu cũng tuyên bố sẵn sàng, tạo ra lo ngại bùng nổ chiến tranh thương mại thật sự.
Cái tên Donald Trump xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thế giới khi ông tuyên bố áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu.
Nhà Trắng mới đây đã cho thấy dấu hiệu bớt căng thẳng trong chính sách thuế nhôm thép trước phản ứng gay gắt và mối đe dọa từ các đối tác thương mại cũng như sự thịnh nộ từ thị trường tài chính.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Giá vàng hôm nay 11/6 tăng 300 - 500 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng có dấu hiệu mạnh hơn, trong khi thị trường quốc tế vẫn 'nghe ngóng'.