'Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc về an ninh mạng'

Quỳnh Chi Thứ sáu, 29/11/2019 - 15:52

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, bảo đảm an toàn thông tin mạng đồng nghĩa với việc xây đắp cho tương lai thịnh vượng của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Thế giới và Việt Nam đã và đang bước vào không gian mạng với cuộc cách mạng số, trong đó có nhiều thách thức và cơ hội song hành. Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, các quốc gia phải đối mặt với những thách thức giống nhau trên không gian mạng, vì vậy, có cơ hội để trở thành một thế giới sát cánh bên nhau.

"Không gian mạng là tương lai thịnh vượng của đất nước. Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. An toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019 với chủ đề "Nâng tầm an toàn, an ninh mạng quốc gia trong kỷ nguyên số".

Đã đến lúc phải thay đổi cách nghĩ

Nếu như trước đây, công nghệ thông tin được đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển trước, thì giờ đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Trong mọi dự án công nghệ thông tin đều phải có cấu phần an toàn, an ninh mạng như một cấu phần bắt buộc. 

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, tỷ lệ chi cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu 10% tổng kinh phí chi cho công nghệ thông tin trong khi ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này đang ở mức dưới 5%.

Nếu như trước đây, sự cố xảy ra được cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, càng an toàn, không chia sẻ thì phía sau lại sẽ là một người nào đó nữa bị tấn công tương tự. 

"Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2019. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cần phải có một mạng lưới chuyên gia và đơn vị chuyên trách dưới sự điều phối của cơ quan chức năng. Thông tin phải được chia sẻ kịp thời. Khi sự cố xảy ra với một đơn vị, các đơn vị cùng coi đây là trách nhiệm của mình, sẵn sàng tham gia ứng cứu theo sự điều phối chung, vì một không gian mạng an toàn hơn cho tất cả. 

Và thay đổi cách làm

Nếu như trước đây, giải pháp và thiết bị được chú trọng khi đầu tư mà ít chú trọng đến con người và quy trình, thì giờ đây Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

"Nếu như trước đây, chúng ta thường tự đầu tư, tự bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức của mình, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng, những dịch vụ tốt nhất được cung cấp bởi những doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất", người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông khẳng định. 

Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức một mặt kiện toàn lực lượng tại chỗ, mặt khác thuê dịch vụ giám sát, bảo vệ của các doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá. Bộ Thông tin và truyền thông giao Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin thực hiện giám sát quốc gia trên không gian mạng để phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng.

Trước sự kiện Bộ Thông tin và truyền thông khai trương hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm  Make in Vietnam”. 

Hệ thống này sẽ giúp giám sát, phân tích thông tin từ đó chia sẻ và đưa ra cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Chính phủ điện tử. Đến nay có 31 Bộ, ngành, địa phương đã kết nối kỹ thuật thành công với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Sau thời gian thử nghiệm sáu tháng, khi chính thức được đi vào hoạt động, hệ thống này sẽ tiếp tục triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết tới đây, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong nhằm phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Hệ sinh thái là một mô hình tổng thể, toàn diện và đầy đủ các giải pháp. Doanh nghiệp có thế mạnh về giải pháp nào sẽ được giao để tập trung phát triển sâu, chuyên nghiệp về giải pháp đó, được ưu tiên và khuyến nghị sử dụng. Cùng với đó, một liên minh sẽ được thành lập nhằm hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản phẩm, bảo đảm các sản phẩm có sự liên thông, kết nối. Liên minh doanh nghiệp này cũng cam kết sử dụng sản phẩm của nhau để cung cấp một giải pháp tổng thể cho khách hàng.

Người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông nhìn nhận, Việt Nam có lợi thế lớn khi có xấp xỉ một triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với những chuyên gia đạt đẳng cấp quốc tế. 

"Cùng với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, với sự ủng hộ của Nhà nước và liên kết chặt chẽ của Liên minh, Việt Nam hoàn toàn có thể sinh ra những doanh nghiệp lớn mạnh để trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Và chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội ấy", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng.

Thấy gì từ thông điệp 'Make in Vietnam' của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?

Thấy gì từ thông điệp 'Make in Vietnam' của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?

Tiêu điểm -  5 năm
Bằng thông điệp "Make in Vietnam", Bộ trưởng Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ và "Make in Vietnam" toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.
Thấy gì từ thông điệp 'Make in Vietnam' của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?

Thấy gì từ thông điệp 'Make in Vietnam' của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?

Tiêu điểm -  5 năm
Bằng thông điệp "Make in Vietnam", Bộ trưởng Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ và "Make in Vietnam" toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.
Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Việt Nam hợp tác với Pháp để phát triển Chính phủ điện tử

Tiêu điểm -  5 năm

Với việc hợp tác với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định quyết tâm khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2019.

Khát vọng ‘Make in Vietnam’ từ góc nhìn doanh nghiệp

Khát vọng ‘Make in Vietnam’ từ góc nhìn doanh nghiệp

Tiêu điểm -  5 năm

Công nghệ mới đang tạo ra những sản phẩm sáng tạo mới, đòi hỏi sự tăng tốc của cả doanh nghiệp và Nhà nước để hiện thực hóa khát vọng “Make in Vietnam”.

Got It ra mắt Querychat, nỗ lực hiện thực hóa ‘Make in Vietnam’

Got It ra mắt Querychat, nỗ lực hiện thực hóa ‘Make in Vietnam’

Khởi nghiệp -  5 năm

Đây là dịch vụ đám mây đầu tiên về chuyên gia phân tích dữ liệu theo yêu cầu.

Luật An ninh mạng nên là câu chuyện gắn với cả chuỗi cung ứng

Luật An ninh mạng nên là câu chuyện gắn với cả chuỗi cung ứng

Leader talk -  6 năm

Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định Luật An ninh mạng không chỉ là vấn đề về thông tin mà còn là vấn đề phức tạp liên quan đến chuỗi giá trị được vận hành trên dữ liệu người dùng.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  15 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  39 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  46 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  48 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.