Tài chính
VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?
VPBank đã nhận khoản đặt cọc 10% từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho SMBC và dự kiến sẽ nhận nốt 90% còn lại trong quý 2 và 3 năm nay. Nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sử dụng để mở rộng phân khúc chiến lược bán lẻ và SME, trong khi tiến sâu hơn vào mảng khách hàng doanh nghiệp lớn – trong đó có doanh nghiệp FDI.
Mở lối kinh doanh
VPBank đang thực hiện những thủ tục cuối cùng với cơ quan chức năng để hoàn thiện giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Tập đoàn SMBC (Nhật Bản), dự kiến nhận về 90% số tiền bán vốn còn lại trong một vài tháng tới. Nguồn lực mới sẽ giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh – đặc biệt lấn sân sang phân khúc khách hàng lớn và FDI, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh doanh tham vọng trong thời gian tới.
Trong buổi cập nhật kết quả kinh doanh quý 1 với nhà đầu tư tổ chức tuần trước, Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank Lưu Thị Thảo cho biết. quá trình hoàn thiện các bước cuối cùng của giao dịch phát hành riêng lẻ của ngân hàng cho nhà đầu tư tới từ Nhật Bản sẽ mất khoảng 2-3 tháng.
Ước tính, khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 thủ tục sẽ hoàn tất và ngân hàng sẽ nhận 90% giá trị còn lại của giao dịch ghi nhận vào vốn của VPBank.
Trước đó, 10% đặt cọc của giao dịch đã được phía đối tác chuyển cho VPBank ngay trước thềm đại hội cổ đông của ngân hàng này được tổ chức giữa tháng 4.
VPBank đạt được thỏa thuận bán 15% cổ phần cho SMBC với giá trị gần 1,5 tỷ USD cuối tháng 3 vừa qua – đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ 103,5 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2022) lên gần 140 nghìn tỷ đồng (31/03/2023). Đối tác tới từ Nhật Bản cũng chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.
Cái bắt tay của hai đối tác sẽ chứng kiến mỗi bên phát huy thế mạnh vượt trội của mình, đồng thời bổ sung các mảnh ghép còn thiếu của đối phương nhằm tối ưu các cơ hội mà thị trường mang lại – trong đó có tiềm năng tăng trưởng rộng mở của khối FDI tại Việt Nam đặt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đó, SMBC mở ra cơ hội giúp VPBank tiếp cận tệp khách hàng lên tới 200.000 doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia của mình, bên cạnh những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam mà ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản này đang phục vụ.

Trong khi đó, VPBank vốn có thế mạnh về mảng ngân hàng bán lẻ cùng sự am hiểu sâu sắc thị trường nội địa. Khi được tiếp thêm nguồn lực từ thương vụ bán vốn, ngân hàng có thể tiến tới mở rộng phạm vi kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng cá nhân – trong đó bao gồm các cán bộ nhân viên của nhiều doanh nghiệp FDI hiện hữu và tiềm năng – được khai thác từ tệp khách hàng của SMBC.
“FDI là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và chúng tôi có trách nhiệm phục vụ các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một mối quan hệ lâu bền giữa hai đối tác để tạo ra cục diện hai bên đều có lợi thông qua các sản phẩm và giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại Việt Nam,” ông Mochizuki Masashi, Giám đốc Trung tâm FDI của VPBank, cho biết tại một hội thảo về FDI mới đây.
Gia tăng nội lực
Bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh, với nguồn tiền mới từ khoản đầu tư chiến lược, VPBank hiện đã trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 Việt Nam, từ đó cho phép ngân hàng củng cố nền tảng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng.
Theo ban lãnh đạo của VPBank, với bộ đệm vốn tăng cường, ngân hàng có thể đảm bảo các mục tiêu an toàn vốn của ngân hàng trước các biến đổi khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, cũng như hiện thực hóa các tham vọng tăng trưởng cao lên tới 36% ở nhiều chỉ tiêu như tín dụng (35%), huy động (36%), lợi nhuận trước thuế (31%)....
Với gần 36 nghìn tỷ đồng bổ sung vào vốn cấp 1, hàng rào vốn của ngân hàng được tăng cường, kéo theo hệ số an toàn vốn (CAR) được gia cố. Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm hồi tháng 4 vừa qua, Moody’s cho biết tỷ lệ CAR của VPBank sau thương vụ bán vốn đã được nâng lên mức gần 19% – cao nhất trong các ngân hàng tổ chức này đánh giá xếp hạng tại Việt Nam.
Trong bối cảnh biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng chịu nhiều áp lực do chi phí vốn tăng cao trong năm 2022, một hàng rào vốn vững chắc sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu các tác động của các biến động vĩ mô trong năm 2023.
“Hệ số CAR cao sẽ là yếu tố tích cực, hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của VPBank và có vai trò rất quan trọng đối với 1 ngân hàng thương mại có khẩu vị rủi ro cao hơn bình quân trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn như hiện nay,” công ty chứng khoán (CTCK) HSC nhận định trong một báo cáo phát hành hồi tháng 3.
“Hệ số CAR được xem là cao nhất ngành của VPBank sẽ hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến nợ xấu”, công ty chứng khoán Yuanta cho biết.
Ngoài ra, tỷ lệ CAR cao cũng là một trong những tiêu chí để ngân hàng nhận được hạn mức tín dụng cao từ Ngân hàng Nhà nước. Trong năm 2022, VPBank được Ngân hàng Nhà nước giao hạn mức 31%, cao nhất hệ thống.
VPBank sẽ trả cổ tức tiền mặt trong 2 quý tới
Giao dịch chứng khoán rinh ngay Iphone 14 Promax cùng VPBankS
Tròn một năm kể từ khi hoạt động dưới tên gọi mới, VPBankS đã ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hoạt động cũng như kết quả kinh doanh; đặc biệt ứng dụng NEO Invest ngày càng hoàn thiện và được coi là quân bài quan trọng trong chiến lược phát triển mảng môi giới bán lẻ. Nhiều ưu đãi hấp dẫn cũng được tung ra dịp này.
VPBank sẽ trả cổ tức tiền mặt trong 2 quý tới
VPBank sẽ thực hiện chi trả gần 8.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 cho các cổ đông trong quý 2 hoặc 3 năm nay. Ngân hàng dự kiến duy trì hoạt động này trong ít nhất 5 năm sắp tới, với niềm tin vào triển vọng kinh doanh của ngân hàng đặt trong bối cảnh nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế và các lĩnh vực trọng yếu mới được ban hành gần đây.
Triển vọng kinh doanh của VPBank với điểm tựa tăng trưởng kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế đang rất chậm. Theo đó để đạt kế hoạch tăng trưởng 6,5%, Chính phủ sẽ đưa ra nhiều hơn nữa các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh.
VPBank có thêm gần 2 triệu khách hàng mới
VPBank hoàn thành quý 1 với tăng trưởng quy mô tích cực nhờ đóng góp lớn của phân khúc chiến lược khách hàng cá nhân và SME.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.