Diễn đàn quản trị
Xóa bỏ nỗi sợ bị trả thù vì tố giác trong doanh nghiệp
Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện hành vi gian lận và sai trái theo cách truyền thống, mà còn trở thành động lực thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo hướng tốt hơn và xây dựng môi trường làm việc tích cực hơn.

Thiết lập quy trình và gắn trách nhiệm
Nỗi lo bị trả thù là một trong những vấn đề khiến cho việc thực hiện các chương trình tố giác khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi mặc dù có tới 58% số người tại hơn 500 doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát Conduct Watch của Deloitte mới đây cho biết tố giác là chiến lược được ưu tiên cao trong tổ chức.
Theo Deloitte, tư duy và nhận thức của nhân viên tạo nên thách thức lớn trong việc thực hiện các chương trình tố giác. Bên cạnh nỗi lo về việc bản thân bị trả thù chiếm tỷ lệ phản hồi 42%, có tới 60% số nhân viên bày tỏ sự quan ngại về tính độc lập của quy trình tố giác, 58% chưa hiểu rõ về các chương trình tố giác.
Bên cạnh đó, chưa đến một nửa số người tham gia khảo sát cho rằng trách nhiệm chính của việc tố giác nằm ở hội đồng quản trị (HĐQT). Có thể thấy, có khoảng cách giữa việc nhận định tầm quan trọng và mức độ trách nhiệm gắn với việc tố giác.
Deloitte cho rằng, trước vai trò ngày một quan trọng của việc tố giác, các doanh nghiệp cần thống nhất các vấn đề ưu tiên phù hợp với các bên liên quan, giải quyết mối bận tâm của nhân viên, đồng thời áp dụng các chỉ số phù hợp để đo lường thành công của các chiến lược tố giác và đảm bảo hiệu quả của các khuôn khổ tố giác.
Theo đó, trách nhiệm chính của tố giác nên được gắn với HĐQT vốn có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy văn hóa liêm chính, minh bạch và trách nhiệm. Đồng thời, HĐQT cũng có trách nhiệm thiết lập tiêu chuẩn cho hành vi đạo đức và xây dựng các giá trị và kỳ vọng của doanh nghiệp.
Do đó, việc thiết lập một quy trình tố giác độc lập với các chính sách và quy trình được truyền thông rõ ràng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin trong tập thể nhân viên và là chìa khóa cho một chương trình tố giác hiệu quả.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần áp dụng chỉ số phù hợp để đo lường mức độ hiệu quả của chương trình tố giác. Một phần ba số người tham gia khảo sát nói rằng không được đo lường tính hiệu quả của các chương trình tố giác trong công ty, mặc dù gần 40% trong số họ rất ưu tiên việc tố giác.
Khoảng 30% trong 70% số người đo lường được tính hiệu quả các chương trình tố giác chỉ dựa vào số lượng báo cáo nhận được để đánh giá.
Số lượng vụ việc tố giác trong báo cáo thường được dùng để đánh giá mức độ sẵn sàng của nhân viên trong việc thực hiện tố giác hành vi sai trái. Tuy nhiên, số lượng báo cáo sẽ không thể cung cấp bức tranh chính xác về tính hiệu quả của các chương trình tố giác do con số này không nêu ra được nguyên do gây ra các hành vi sai trái ấy.
Vì vậy, việc lựa chọn chỉ số thích hợp để đo lường thành công của chương trình tố giác là rất quan trọng. Các chỉ số ấy có thể bao gồm mức độ nhận thức về các chính sách tố giác, khả năng tiếp cận các kênh tố giác, hay niềm tin của những bên liên quan về việc họ sẽ được bảo vệ, và tính kịp thời của việc điều tra các thông tin liên quan.
Theo quan sát của Deloitte, tầm quan trọng và mức độ ưu tiên của việc tố giác tại châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tăng. Với việc ghi nhận vai trò ngày càng thiết yếu của người tố giác trong việc phơi bày hành vi sai trái và thúc đẩy quản trị tốt, các doanh nghiệp trong khu vực cũng đang nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống tố giác hiệu quả.
Tố giác thúc đẩy văn hoá doanh nghiệp
Trong bối cảnh môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, làm việc từ xa trở thành xu hướng, áp lực tài chính tăng dần và kỳ vọng từ cơ quan quản lý và toàn xã hội ngày càng cao, việc tố giác đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Theo Deloitte, những người tố giác đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện thông tin, tiết lộ các hành vi tham nhũng và làm sáng tỏ các vấn đề có thể không được chú ý hoặc không được giải quyết.
Bên cạnh đó, tố giác giờ đây không chỉ dừng lại ở việc phát hiện hành vi gian lận và sai trái theo cách truyền thống mà còn trở thành động lực thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo hướng tốt hơn và xây dựng môi trường làm việc tích cực hơn.
Ngay cả khi các vụ việc liên quan đến gian lận và xung đột lợi ích vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số vụ tiết lộ, các kênh tố giác đang dần được sử dụng nhiều hơn cho các vấn đề liên quan đến nhân sự và con người. Thực tế này cho thấy, tố giác đang đóng vai trò ngày càng quan trong trong nỗ lực giải quyết các vấn đề có tác động lớn hơn tại nơi làm việc.
Phạm vi tố giác tiếp tục phát triển và mở rộng, phản ánh những động lực đang thay đổi trong bức tranh doanh nghiệp. Sự thay đổi trong cách thức làm việc và chuẩn mực văn hóa tác động đến mục đích và phạm vi ứng dụng của việc tố giác.
Khoảng 70% số người trả lời khảo sát coi tố giác là một phương tiện để nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, chính trực của văn hóa doanh nghiệp, 66% coi đây là một cách để phát hiện các gian lận và hành vi sai trái khác, và gần 60% coi đây là một chiến lược để tạo nên môi trường làm việc tích cực và trong sạch.
Ông Oo Yang Ping, lãnh đạo của Conduct Watch, Deloitte châu Á - Thái Bình Dương nhận định, những doanh nghiệp sẵn sàng đi đầu trong việc thực hiện các khuôn khổ tố giác sẽ xây dựng được niềm tin đối với các bên liên quan, đồng thời họ có thể phát hiện và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn và hành vi sai trái có khả năng ảnh hưởng đến danh tiếng của họ.
Trong khi đó, các doanh nghiệp không ưu tiên tố giác sẽ ngày một khó khăn hơn trong việc định vị doanh nghiệp mình khác biệt trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh.
Đặc biệt, các tổ chức phải ban hành những chính sách tố giác thiết thực để đảm bảo khả năng quản trị doanh nghiệp cũng như thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và các hành vi đạo đức.
Dòng vốn trái phiếu sẽ tìm tới những doanh nghiệp tốt, minh bạch và hiệu quả
Nhu cầu minh bạch nhìn từ trường hợp Vinaconex
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Vinaconex hứa hẹn sẽ rất kịch tính khi mà mâu thuẫn trong nội bộ Vinaconex chưa thể dịu đi, bởi nhu cầu minh bạch vẫn chưa được đáp ứng.
Nội bộ không minh bạch thì khó cải cách với bên ngoài
Theo Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, nếu không cải cách, không minh bạch trong nội bộ các Bộ, cơ quan thì cũng không thể làm tốt việc chống tham nhũng vặt, xử lý các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân.
Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không minh bạch về cấu trúc doanh nghiệp
Các công ty đa quốc gia lớn có xu hướng bỏ qua việc công khai thông tin về công ty con ở nước ngoài do đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Sự thiếu hụt thông tin này làm hạn chế khả năng giám sát của các bên liên quan tại các quốc gia nơi những công ty con này hoạt động.
HoREA chỉ rõ sự thiếu minh bạch trong đầu tư BT
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) trong thời gian qua tại một số dự án trên địa bàn TP. HCM đã bộc lộ những mặt hạn chế, thiếu tính minh bạch.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.