Y tế, chăm sóc sức khỏe hút vốn ngoại

Hoàng An Thứ ba, 12/03/2024 - 09:46

Mức độ quan tâm đến sức khỏe ngày càng cao, tốc độ già hóa dân số nhanh và sự phát triển của tầng lớp trung lưu khiến ngành y tế Việt ngày càng hấp dẫn đầu tư.

Thomson Medical Group đã mua lại bệnh viện FV

Báo cáo thị trường mua bán sáp nhập (M&A) của Kirin Capital cho biết, y tế là một trong những ngành có hoạt động M&A sôi động nhất trong năm 2023, với 11 thương vụ có tổng giá trị 508 triệu USD, gấp đôi năm 2022.

Đỉnh điểm của xu hướng này diễn ra trong quý III/2023, khi một loạt thương vụ đầu tư vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe đã được ký kết. Nổi bật trong số đó là thương vụ Thomson Medical Group (TMG) mua bệnh viện FV và Dongwha Pharm thâu tóm hơn một nửa vốn chuỗi nhà thuốc Trung Sơn.

Theo phân tích của Kirin Capital, có bốn yếu tố khiến nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động M&A trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.

Đầu tiên, chăm sóc sức khỏe là một trong những hoạt động thiết yếu, do đó ngành y tế luôn duy trì một sự ổn định vững chắc trước sóng gió của nền kinh tế. Ngay cả khi kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của người dân cũng ít suy giảm.

Đặc biệt, tiềm năng của ngành này càng được các nhà đầu tư nhận thấy rõ ràng hơn thông qua đại dịch Covid-19 vừa qua.

Thứ hai, cơ cấu dân số đang làm gia tăng thêm sự hấp dẫn của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. 

Tính trung bình trong giai đoạn 2009 - 2019, trong khi tổng dân số tăng 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe được dự báo chắc chắn sẽ ngày một cao hơn. 

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là 10,1% trong giai đoạn 2016 – 2021, mức cao nhất Đông Nam Á. Theo báo cáo của Statista, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 13% dân số, dự kiến đến năm 2026 sẽ chiếm 26%. Đến năm 2030, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có khả năng sẽ đạt mức 50 triệu người.

Sự chuyển dịch cơ cấu dân số này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, từ đó tạo tiền đề vững chắc cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, kể từ sau đại dịch Covid-19, người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khoẻ. Sự bùng nổ dịch Covid-19 cùng những tác động của bệnh viêm phổi loại mới này lên sức khỏe con người khiến thói quen chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người dân có điều chỉnh tăng so với trước dịch.

Theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam mang tên “Kiên cường trước khó khăn” của Deloitte Vietnam vào tháng 2/2021, có tới 93% các hộ gia đình sẽ duy trì hoặc tăng chi tiêu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Cuối cùng, mặc dù nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam rất lớn nhưng hệ thống dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân. Trước đây dịch vụ này chủ yếu do các cơ sở y tế công lập cung cấp, dẫn đến tình trạng quá tải tại các thành phố lớn, tạo áp lực không nhỏ đối với đội ngũ nhân viên y tế.

Các cơ sở tư nhân đã và đang nổi lên như phương án bổ sung và hỗ trợ cho hệ thống y tế công, mang tới nhiều lựa chọn hơn cho người dân nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được kỳ vọng tiếp tục là “điểm nóng” M&A tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. 

Các thương vụ được thực hiện trong năm 2023 là ví dụ tiêu biểu thể hiện cơ hội thoái vốn thành công cho các nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tài chính, từ đó càng củng cố sự tự tin của các nhà đầu tư, tạo lực hấp dẫn để thu hút thêm nhiều khoản đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này.

Kirin Capital dự đoán rằng trong thời gian sắp tới, bối cảnh đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội đầu tư và đa dạng hóa trong các thương vụ.

"Sự đa dạng về cấu trúc giao dịch và số lượng cơ hội đầu tư đáng kể sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các hoạt động M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam", KirinCapital cho biết.

Ngành chăm sóc sức khỏe: Tâm điểm đầu tư năm 2023

Ngành chăm sóc sức khỏe: Tâm điểm đầu tư năm 2023

Tiêu điểm -  1 năm
Theo dự đoán của PwC, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ là một trong những ngành dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam vào năm 2023.
Ngành chăm sóc sức khỏe: Tâm điểm đầu tư năm 2023

Ngành chăm sóc sức khỏe: Tâm điểm đầu tư năm 2023

Tiêu điểm -  1 năm
Theo dự đoán của PwC, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ là một trong những ngành dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam vào năm 2023.
Y khoa Hoàn Mỹ bắt tay cùng tập đoàn công nghệ y tế Đức

Y khoa Hoàn Mỹ bắt tay cùng tập đoàn công nghệ y tế Đức

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Mối quan hệ hợp tác này là bước tiến mới nhất nằm trong chương trình chuyển đổi số tại Hoàn Mỹ trong thăm khám lâm sàng, với việc tích hợp và sử dụng các thiết bị, dịch vụ y tế hiện đại và công nghệ kỹ thuật số trên toàn hệ thống của Hoàn Mỹ tại Việt Nam.

Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế

Điểm nóng đầu tư công nghệ y tế

Tiêu điểm -  1 năm

Để giải quyết câu chuyện quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ, già hóa dân số… ngành y tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, đây được xem là cơ hội "vàng" cho các startup trong lĩnh vực này.

Startup y tế gọi vốn 25 triệu USD âm thầm tiến vào Việt Nam

Startup y tế gọi vốn 25 triệu USD âm thầm tiến vào Việt Nam

Khởi nghiệp -  1 năm

Mô hình của WhiteCoat tương tự Jio Health hay Doctor Anywhere, đó là phát triển đồng thời ứng dụng theo dõi, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa, và có thể kết hợp thêm phòng khám truyền thống phù hợp với thị trường sở tại.

Thủ tướng yêu cầu không để người bệnh phải ‘mua ngoài’ thuốc, vật tư y tế

Thủ tướng yêu cầu không để người bệnh phải ‘mua ngoài’ thuốc, vật tư y tế

Tiêu điểm -  1 năm

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y thời gian tới là giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, không để tiếp diễn tình trạng người bệnh phải ‘mua ngoài’. Tập trung quản lý, cấp phép, gia hạn thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời, công khai, minh bạch, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.