5 vấn đề trọng yếu trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Kiều Mai - 20:58, 02/11/2017

TheLEADERChuyến công du châu Á 12 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump được xem như là một bài kiểm tra về sự lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này.

5 vấn đề trọng yếu trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trình bày tầm nhìn của Mỹ tại APEC. Ảnh: Twitter

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu chuyến công du vòng quanh châu Á kéo dài 12 ngày, bắt đầu từ thứ 6 ngày 3/11 và kéo dài đến hết ngày 14/11. Đây là chuyến đi dài nhất của ông Trump kể từ khi trở thành tổng thống. Dự kiến Donald Trump sẽ tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cũng sẽ tham gia vào chuyến đi nhằm giúp ông Trump thúc đẩy các chương trình thương mại và vấn đề Triều Tiên.

Vấn đề Triều Tiên

Hiện Triều Tiên là vấn đề cấp bách nhất đối với ông Donald Trump khi nước này đang tiến gần hơi tới khả năng mua bán và sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như khả năng tiếp cận gần hơn với lục địa Mỹ.

Mục tiêu của ông Trump là cùng đưa Hàn Quốc và Trung Quốc vào kế hoạch của mình nhằm tăng tối đa áp lực đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra lời cảnh báo với cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump và hiện đang tìm kiếm cơ hội để đối thoại với Triều Tiên. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thể hiện sự phản đối với lệnh cấm vận dầu hay một cuộc chiến phòng ngừa vì cho rằng nó sẽ tạo ra sự bất ổn lớn trên bán đảo Triều Tiên.

Thương lượng thương mại

Một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu của ông Trump là làm sao để giảm sự mất cân bằng thương mại khổng lồ của Mỹ. Tổng thống Mỹ từng tuyên bố sẽ trực tiếp đàm phán và làm việc với từng quốc gia riêng lẻ sau khi kéo nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Trump dự định sẽ yêu cầu Nhật Bản mở cửa thị trường đối với sản phẩm thịt bò và xe ô tô từ Mỹ. Đối với Hàn Quốc, ông dự kiến sẽ thúc đẩy việc sửa đổi thỏa thuận thương mại tự do song phương kéo dài 5 năm mà ông cho là "tệ hại đối với Hoa Kỳ nhưng lại quá tốt cho Hàn Quốc".

Đối với Trung Quốc, Donald Trump dự kiến sẽ giữ nguyên một số thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la.

Mối quan hệ Trung - Mỹ

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Trump sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên cũng như các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

Một trong những vấn đề được ông Trump xem như ưu tiên hàng đầu là loại chất kích thích mới do Trung Quốc chế tạo. Theo ông Trump, cơn lốc thuốc giảm đau có thành phần thuốc phiện đang gây ra bệnh dịch liên quan. Trung Quốc hiện được xem là nguồn cung chủ yếu của thuốc phiện.

Mức độ hiện diện của Mỹ ở Châu Á

Nhà Trắng cho biết, một phần trong sứ mệnh của Trump là tái khẳng định sự lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng tự do và mở rộng.

Theo dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trình bày tầm nhìn của Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào tuần tới.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng sẽ tham gia vào các cuộc hội đàm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tuy nhiên, mới đây ông Trump đã quyết định bỏ qua cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á do ASEAN tài trợ tại Philippines vào ngày 14/11 tới và điều này đang đặt ra câu hỏi về sự nghiêm túc trong cam kết của ông đối với khu vực châu Á cũng như tạo thêm "đất diễn" cho Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Trump và Abe

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ có mối quan hệ gần gũi với nhau. Trong một tiêu đề của tờ New York Times, ông Abe được miêu tả là "Người bạn điện thoại của Trump trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên" vì tần số mà họ gọi cho nhau.

Vào tháng Hai vừa qua, ông Trump đã đưa Thủ tướng Nhật Bản đi chơi gôn tại Florida và đáp lại lần đó, ông Abe đang mời Tổng thống Mỹ tham gia vào một vòng golf gần Tokyo.

Một số người cho rằng, ông Abe nên đảm nhận vai trò lãnh đạo trong khu vực thay vì là người thay thế cho ông Trump. Theo ông Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á đương đại tại Đại học Temple, chính quyền Abe đang đi đúng hướng khi ngày càng đẩy TPP ra khỏi tầm tay của nước Mỹ.