Tiêu điểm
Chính phủ đẩy mạnh khoán chi hành chính, quản lý chặt số lượng biên chế công chức
Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2018 là chấm dứt việc tự phê duyệt, giao biên chế, giảm 1,7% biên chế công chức và giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương Nhà nước so với số giao năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm 2018.
Theo đó, mục tiêu của chương trình là tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Một trong những mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ đặt ra là thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được Quốc hội thông qua.
Trong đó, tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp cho người lao động theo quy định) để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính.
Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác phí; phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện.
Từng bước chuyển việc bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên sang thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu; thực hiện khoán kinh phí theo kết quả đầu ra.
Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập; tăng quyền tự chủ và thúc đẩy xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo mục tiêu đến năm 2021 phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để tinh gọn đầu mối, giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện cơ chế tài chính như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện; cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học; sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả.
Trong quản lý, sử dụng lao động, Chính phủ cũng quy định quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Theo đó, dừng việc giao bổ sung biên chế. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế vượt quá số đã được cấp có thẩm quyền giao.
Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp. Trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; điều chỉnh dứt điểm các vấn đề còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức nhà nước; gắn với tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.
Tiết kiệm 3000 tỷ đồng mỗi năm, vì sao doanh nghiệp vẫn "ngoảnh mặt" với hóa đơn điện tử?
'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'
Các chính sách nhà nước phải công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm thiểu tiêu cực, lợi ích nhóm, giảm thiểu các “doanh nghiệp quan hệ”, Chủ tịch Công ty May Sơn Việt Hà Xuân Anh chia sẻ với TheLEADER.
Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước phải "đặc biệt chống tham nhũng, lợi ích nhóm"
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước phải hoàn thành tốt hai nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn và tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp Nhà nước.
Thành lập Ủy ban quản lý 5 triệu tỷ đồng vốn Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa có Nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trực thuộc Chính phủ.
IPO PV Power giúp Nhà nước thu về 308 triệu USD
Chính phủ Việt Nam đã thu về 6.696,6 tỷ VND (308 triệu USD) sau phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 31/1.
Sun Urban City Hà Nam: Kinh doanh đắc lợi quanh trục đại lộ
Trục đại lộ Sun Urban City sẽ trở thành biểu tượng kiến trúc, văn hóa và mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất Phủ Lý, Hà Nam.
Công thức giúp Stringee tăng trưởng 10 lần tại thị trường tỷ dân
Startup Stringee của Việt Nam tăng trưởng gấp 10 lần chỉ sau hơn một năm tiến ra thị trường Ấn Độ, ký kết với hơn 100 khách hàng nhờ một công thức đặc biệt.
Người trẻ ngày càng khó mua nhà
Giá nhà Việt Nam không ngừng tăng cao, người trẻ ngày càng khó mua nhà, song tỷ lệ sở hữu bất động sản trong nước vẫn cao hàng đầu thế giới.
Sự kiện quảng bá Quảng Ninh tới bạn bè quốc tế
Chuỗi hoạt động trong giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 sẽ là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam và Quảng Ninh đến bạn bè quốc tế.
Chống lãng phí, lãnh đạo TP. HCM trực tiếp tháo gỡ các dự án tồn đọng
Chủ tịch TP. HCM cùng các phó chủ tịch trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các dự án tồn đọng, dừng thi công trên địa bàn nhằm sớm đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Nghệ thuật tư duy chiến lược
Nghệ thuật tư duy chiến lược chính là công cụ giúp người đọc tối ưu hóa những quyết định trong kinh doanh, quản trị, đàm phán và cuộc sống hàng ngày.
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ Luật Điện lực sửa đổi
Luật Điện lực sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, mở ra chương mới cho ngành năng lượng Việt Nam.