Quốc tế

Đông Nam Á sẵn sàng chấp nhận blockchain

Kim Ngân Thứ tư, 13/12/2017 - 11:48

Các ngân hàng trung ương tại Đông Nam Á hiện đang giữ một lập trường thận trọng đối với sự gia tăng của các đồng tiền ảo nhưng dường như không tránh khỏi việc áp dụng các công nghệ cơ bản hay công nghệ blockchain.

Đối với ngành tài chính, công nghệ blockchain hứa hẹn các giao dịch nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn.

Các ngân hàng này cũng cho rằng việc đầu tư mang tính đầu cơ trong thế giới tiền ảo không gây ra rủi ro đối với hệ thống nhưng cần phải có sự giám sát mang tính pháp lý lớn hơn.

Cụ thể, trong khi các ngân hàng trung ương có vẻ dễ dàng chấp nhận các hệ thống thanh toán mới từ các công ty về công nghệ tài chính mới được thành lập (startups) thì đối với sự gia tăng của các đồng tiền ảo như Bitcoin hay Ether, họ có vẻ như thận trọng hơn rất nhiều.

Đối với các ngân hàng trung ương, một vấn đề lớn là họ không thể tác động tới việc hình thành cũng như lưu thông của các loại tiền kỹ thuật số. Ngoài ra, việc giao dịch tiền ảo trên toàn cầu không hề tuân theo những đạo luật điều chỉnh giao dịch tài chính trong nước, đặc biệt là những quy định về việc khai báo và rửa tiền.

Mặc dù vậy, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á lại rất quan tâm đến việc sử dụng blockchain - một công nghệ đứng đằng sau thế giới tiền ảo và cũng được biết đến là công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).

Đây là hình thức sổ cái kỹ thuật số hoạt động mà không cần một trung tâm lưu trữ lại. Công nghệ này sử dụng nguồn của các mạng ngang hàng lớn trong việc xác nhận và phê duyệt những lưu trữ hợp lệ hoặc các "khối". Các khối này được đánh dấu theo thời gian, nối liền với nhau và được bảo mật bằng mật mã giúp ngăn cản việc sửa đổi. Công nghệ này phù hợp trong việc lưu trữ lại bất cứ thứ gì có giá trị.

Đối với ngành tài chính, công nghệ blockchain hứa hẹn các giao dịch nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn. Việc chuyển tiền giữa các tài khoản của các quốc gia có thể được thực hiện trong vài giây so với thời gian vài ngày nếu như sử dụng hệ thống hiện tại.

Không có mối đe dọa hệ thống

Các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính lo lắng rằng nếu công nghệ này được phát triển bởi tư nhân sẽ làm đảo lộn quyền lực và phá vỡ vai trò trung gian của họ.

Do vậy, các ngân hàng trung ương tại Đông Nam Á không công nhận các khoản tiền ảo tư nhân là một công cụ thanh toán hợp pháp và điều này không quá ngạc nhiên bởi ngoại tệ được xem là thanh toán bất hợp pháp tại hầu hết thị trường trong khu vực. Người dân tại đây vẫn tự do buôn bán các đồng tiền ảo giống như việc buôn bán ngoại tệ. Hiện Philippines là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á yêu cầu giấy phép đặc biệt trong việc trao đổi tiền ảo. 

Đông Nam Á sẵn sàng chấp nhận blockchain

Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác ít khi được sử dụng làm công cụ thanh toán mà thay vào đó, chúng được xem như là một loại tài sản vốn. Giá của Bitcoin gần đây đã chạm mức hơn 17.000 USD và chủ yếu được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư đầu cơ.

Nhiều người tin rằng các bong bóng Bitcoin sẽ sớm vỡ ra nhưng điều này dường như lại không đặt ra mối đe dọa mang tính hệ thống đối với tài chính toàn cầu do giá trị Bitcoin tương đối nhỏ với các đồng tiền hiện tại và số lượng người tham gia vào tiền ảo. Mối đe dọa này thậm chí còn nhỏ hơn tại hệ thống tài chính Đông Nam Á.

Kiểm soát chặt chẽ hơn

Mặc dù các mối đe dọa về tài chính hầu như không tồn tại, sự kiểm tra chặt chẽ đối với các trao đổi vẫn sẽ được đưa ra.

Hiện Philippines là quốc gia đạt được những tiến bộ nhất định trong việc kiểm tra này. Kể từ tháng Hai, ngân hàng trung ương tại đây đã yêu cầu tất cả các trao đổi phải có được giấy phép kinh doanh tiền ảo và phải đăng ký với Hội đồng chống rửa tiền của nước này.

Vào tháng Một, Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Tài chính Indonesia cho biết họ có bằng chứng về việc các chiến binh Hồi giáo tài trợ cho các chiến dịch trong nước thông qua đồng Bitcoin.

Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Indonesia cũng đã đưa ra các yêu cầu về việc cung cấp danh tính cũng như thông tin cá nhân từ những người tham gia.

Thúc đẩy đổi mới

Mặc dù kiểm soát nhưng các ngân hàng trung ương cùng các cơ quan quản lý khác đang cố gắng không gây ra tình trạng phản ứng lại đối với các quy định và những công nghệ mới không thể kiểm soát. Một vài quốc gia đã cung cấp khung pháp lý nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain trong khu vực tài chính.

Vào cuối năm 2016, ngân hàng OCBC của Singapore trở thành ngân hàng đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện chuyển tiền qua biên giới giữa các chi nhánh ở Malaysia và Singapore bằng cách sử dụng một nền tảng blockchain tùy chỉnh.

Vào tháng 10 vừa qua, ngân hàng Krungsri trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Thái Lan công bố chuyển tiền quốc tế thành công cho công ty hóa dầu IRPC thông qua sử dụng một nền tảng blockchain được phát triển nội bộ.

Những nỗ lực cá nhân như vậy thúc đẩy ngân hàng trung ương phải là người đi đầu trong việc tạo ra một blockchain nhằm đảm bảo khả năng tương tác và kiểm soát. Ý tưởng phát hành tiền tệ quốc gia dưới hình thức kỹ thuật số cũng là một ý tưởng không tồi. 

Bitcoin lớn hơn cả Buffett, Boeing hay New Zealand

Bitcoin lớn hơn cả Buffett, Boeing hay New Zealand

Quốc tế -  7 năm

Sự tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin thời gian gần đây đã giúp đẩy mức vốn hóa thị trường của đồng tiền này lên một tầm cao mới, vượt qua sản lượng hàng năm của một nền kinh tế và giá trị ước tính của một số tỷ phú hàng đầu thế giới.

[Infographics] Nhìn lại hành trình tới 10.000 USD của Bitcoin

[Infographics] Nhìn lại hành trình tới 10.000 USD của Bitcoin

Tài chính -  7 năm

Cuộc hành trình đi tới 10.000 USD của Bitcoin không chỉ là một điều đáng kinh ngạc mà nó còn là một phần trong câu chuyện lớn hơn rất nhiều về gọi vốn thông qua tiền ảo (ICOs).

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  32 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.