Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

An Nhiên Thứ bảy, 23/12/2017 - 17:06

Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đã đồng ý khai thác thương mại dự án vào Quý I/2018 nhưng do vấn đề liên quan Hiệp định vay vốn bổ sung nên tiến độ bị chậm.

Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, nguyên nhân chính làm chậm tiến độ của Dự án trong năm nay, do vướng mắc liên quan đến Hiệp định vay vốn bổ sung 250 triệu USD, Hiệp định vay vốn bổ sung được Bộ Tài chính và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (CEB) ký kết ngày 11/5/2017.

Bộ Tư pháp đã thống nhất và ký văn bản “Ý kiến pháp lý của Hiệp định” cho CEB. Bộ Tài chính hoàn tất các thủ tục và gửi CEB.

Tuy nhiên, đến nay, phía Ngân hàng CEB vẫn đang xem xét và chưa có văn bản chính thức thông báo Hiệp định đã có hiệu lực. Ban quản lý dự án đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thúc đẩy CEB sớm có thông báo Hiệp định có hiệu lực để sớm triển khai công tác giải ngân cho Dự án.

Báo cáo tình hình thực hiện Dự án, ông Vũ Hồng Phương cho biết, đến nay, khối lượng xây lắp của Dự án đã hoàn thành 95%.

Trong đó, toàn bộ các trụ, dầm cầu trên cao; kết cấu và kiến trúc của 12 nhà ga; mặt bằng và kết cấu chính của 15/16 đơn thể kiến trúc khu Depot; đường ray tuyến chính, tuyến nhánh và trong khu Depot; tường chống ồn và các hạng mục khác trên khu gian đã hoàn thành.

Khối lượng còn lại 5% gồm hoàn thiện các đơn thể và hạ tầng khu Depot; hoàn thiện một số công việc còn lại của nhà ga do liên quan đến lắp đặt thiết bị (lan can, trần, sàn tĩnh điện, cửa…). Công tác sản xuất, chế tạo toàn bộ 13 đoàn tàu đã xong.

Đến nay đã vận chuyển về đến công trường 9 đoàn tàu, còn lại 4 đoàn tàu đang được vận chuyển về theo kế hoạch. 60% khối lượng thiết bị đã được nhập khẩu về công trường; 40% khối lượng đã được lắp đặt (thông tin, tín hiệu, cấp điện, ray tiếp xúc, chiếu sáng…).

Cơ bản đã hoàn thành công tác đào tạo nhân lực. Trong năm 2017, Dự án luôn đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố. Trên toàn tuyến không còn hệ thống hàng rào thi công chiếm dụng lòng lề đường, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực Dự án.

Về công tác chuyển giao, hiện Tổng thầu mới trình nộp kế hoạch vận hành sơ bộ, chưa trình nộp kế hoạch vận hành khai thác chi tiết, quy trình bảo dưỡng và các tài liệu liên quan. Ban quản lý dự án Đường sắt đang yêu cầu Tổng thầu xây dựng kế hoạch hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác Dự án để các bên liên quan chuẩn bị thực hiện tham gia phần việc của mình.

Báo cáo với Bộ trưởng về Dự án, đại diện Tổng thầu EPC, ông Đường Hồng - Giám đốc điều hành dự án khẳng định, cơ bản hiện nay không có vướng mắc về thi công hiện trường.

Về tổ chức sản xuất, mua sắm, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các hạng mục còn lại cũng không có vướng mắc. Tổng thầu đã tự ứng vốn lưu động trong khi chưa giải ngân được nguồn vốn bổ sung.

Để đảm bảo mục tiêu hoàn thành Dự án theo tiến độ của Tổng thầu ký cam kết vào tháng 10 vừa qua, ông Đường Hồng kiến nghị các cơ quan liên quan của Việt Nam tiếp tục phối hợp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho Tổng thầu trong công tác đăng kiểm thiết bị; phê duyệt thủ tục hoàn công, thanh quyết toán; lắp đặt hệ thống thiết bị điện... để đảm bảo mục tiêu hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm sau theo cam kết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đã đồng ý khai thác thương mại vào Quý I/2018 nhưng do vấn đề liên quan Hiệp định vay vốn bổ sung nên tiến độ bị chậm.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị Thứ trưởng phụ trách dự án - Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo các bên liên quan thường xuyên thông tin, tuyên truyền để dư luận và người dân hiểu rõ về dự án này;

Đồng thời làm việc trực tiếp với Đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Tài chính, các bên liên quan để hỗ trợ để Hiệp định có hiệu lực, đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn bổ sung cho Dự án; làm việc với TP. Hà Nội rà soát việc kết nối tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông với các phương tiện vận tải khác trong khu vực để nâng cao hiệu quả khai thác tuyến.

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13,05km trên cao. Điểm đầu tuyến tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Quốc lộ 6); bao gồm 12 nhà ga trên cao và khu Depot rộng 19,6ha tại quận Hà Đông; đường ray đôi khổ 1.435mm. Có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa chuẩn B1 và chuyên ngành thiết bị khác. Thời gian giãn cách khai thác từ 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35km/giờ.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lùi tiến độ thêm 11 tháng

Tiêu điểm -  6 năm

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục bị vỡ kế hoạch thêm một lần nữa và được lùi tiến độ chạy thử đến tháng 9/2018.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chạy công ty vận hành đã lỗ 17 tỷ

Doanh nghiệp -  7 năm

Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội đã chi 17 tỷ đồng cho công tác quản lý doanh nghiệp sau 2 năm hoạt động chuẩn bị tiếp quản vận hành đường sắt đô thị 2A, Cát Linh-Hà Đông.

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Báo Nhật: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 'ví dụ điển hình' về các nhà thầu Trung Quốc có vấn đề

Đầu tư -  7 năm

Theo Nhật báo Nikkei, hầu hết các dự án của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam đều gây quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.