Tiêu điểm
Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với 4 tỉnh của Trung Quốc
Chiều 31/3, Bộ Ngoại giao phối hợp UBND TP. Hà Nội tổ chức cuộc gặp gỡ giữa địa phương và doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là bốn tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam.
Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa 4 tỉnh này với các địa phương của Việt Nam đạt 59 tỷ USD, chiếm 63% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đây là những địa phương có tiềm lực kinh tế lớn của Trung Quốc trong việc hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư và du lịch với Việt Nam.
Trong đó, thương mại giữa tỉnh Quảng Đông và Việt Nam đạt 27,7 tỷ USD trong năm 2017, tăng 65,5%. Tính đến cuối năm 2017, Quảng Đông có 114 doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam đạt 4 tỷ USD trong năm ngoái. Ông Lý Tú Lĩnh, Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) khẳng định, Vân Nam là một tỉnh quan trọng và có những đóng góp lớn trong hợp tác toàn diện Trung - Việt, đặc biệt trong hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, tỉnh Hải Nam cũng là một đối tác nhiều tiềm năng của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển du lịch với hệ thống đường sắt lớn, nhiều tuyến bay quốc tế cũng như những nỗ lực của địa phương trong cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng các ngành nghề đặc sắc với 12 ngành nghề trọng điểm.
Ông Vương Lộ, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chia sẻ trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực du lịch với Việt Nam, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Ninh và Đà Nẵng thông qua kết nối hạ tầng.
Lãnh đạo tỉnh này cũng hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam đến tham dự các triển lãm về du lịch tại tỉnh Hải Nam cũng như tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại trên các lĩnh vực.
Ông Đinh Hướng Quần, Phó chủ tịch Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cho biết, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây đạt 162 tỷ nhân dân tệ trong năm 2017, tăng 2,1%.
Việt Nam là địa điểm đầu tư lớn nhất đối với tỉnh này khi 167 doanh nghiệp Quảng Tây đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn 1,56 tỷ USD; Việt Nam cũng là thị trường bao thầu công trình lớn nhất của Quảng Tây ở Đông Nam Á với 194 hợp đồng xây dựng công trình.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Tây cho biết, tỉnh này đang đẩy mạnh xây dựng các dự án giao thông, tăng cường hợp tác qua biên giới với các tỉnh như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và phát triển mô hình thông quan mới.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh, với nhiều lợi thế như tính bổ trợ lớn, khoảng cách địa lý gần gũi, giao thông thuận lợi, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung; giữa các địa phương Việt Nam và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam còn rất lớn.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, 4 tỉnh này có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng, năng lượng, thương mại điện tử, du lịch và có nhu cầu nhập khẩu lớn các các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng nông sản.
Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định luôn coi trọng, quan tâm tới các hoạt động, chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp của Trung Quốc với tinh thần hợp tác toàn diện, lâu dài, hướng tới hiệu quả hai bên cùng có lợi.
Hiện nay tại Hà Nội có 262 dự án đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 371 triệu USD; tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Hà Nội và Trung Quốc năm 2017 đạt 8,9 tỷ USD.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung rà soát các mặt hàng, sản phẩm chủ lực để đáp ứng những yêu cầu của thị trường Trung Quốc; đồng thời tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan của Việt Nam và Trung Quốc để hỗ trợ tối đa các thủ tục thông quan, giúp thuận lợi hóa các hoạt động thương mại.
Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Indu Bhushan cam kết sẽ cải thiện khoảng cách về tài chính và cơ sở hạ tầng trong kết nối Việt Nam – Trung Quốc thông qua các nguồn vốn cho vay cũng như hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt hỗ trợ trong việc tháo gỡ những tắc nghẽn ở các cửa khẩu.
Việt Nam - Thị trường thay thế Trung Quốc hoàn hảo cho Hàn Quốc
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM
Khu đô thị vệ tinh phía tây TP. HCM đang lọt tầm ngắm giới đầu tư phía Bắc trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM vận động trái chiều.
Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán
521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.
Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.