Rắc rối mới tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn

Thu Phương Thứ hai, 25/12/2017 - 08:59

Những căng thẳng, bức xúc của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn về việc điều chỉnh quy hoạch chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi mới đây, hàng trăm cư dân này đã một lần nữa xuống đường phản đối việc xây Bệnh viện Ung bướu trong khu đô thị được coi là đáng sống bậc nhất Thủ đô.

Cư dân Ngoại Giao Đoàn một lần nữa xuống đường phản đối việc xây Bệnh viện Ung bướu trong khu đô thị, sáng 24/12

Khởi công Bệnh viện Ung bướu trước khi có giấy phép?

Ông Lê Việt Đức, cư dân Tòa NO2 T3 khu đô thị Ngoại Giao Đoàn cho biết: “Ngày 14/12 vừa qua, Bệnh viện Ung bướu Việt Nam - Nhật Bản (theo quy hoạch điều chỉnh) đã chính thức được khởi công trở lại trong khuôn viên khu đô thị Ngoại Giao Đoàn sau một thời gian tạm dừng do vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân. Là cư dân sinh sống tại đây hơn 2 năm, chúng tôi rất bức xúc trước vấn đề này". 

Theo ông Đức, Bệnh viện Ung bướu Việt Nam - Nhật Bản không có trong quy hoạch trước đó (Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010) của khu đô thị. Phải đến ngày 22/5/2017 khi UBND TP. Hà Nội quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu Ngoại Giao Đoàn, nhiều ô đất mới được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng, trong đó có dự án Bệnh viện Ung bướu Việt Nhật cao 12 tầng. 

Bệnh viện này được khởi công trên khu đầu mối kỹ thuật với thiết kế ban đầu là trạm biến thế đảm bảo điện sinh hoạt cho toàn khu.

Rắc rối mới tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn
Khu đất xây bệnh viện Ung bướu Việt - Nhật

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Xuân Trình, cư dân Tòa NO2, khu đô thị Ngoại Giao Đoàn cho biết, ngày 02/3/2017, Bênh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản đã tổ chức buổi lễ động thổ khởi công với sự tham gia của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế. Việc khởi công bệnh viện này đã diễn ra trước ngày quy hoạch điều chỉnh được ban hành hơn 2 tháng (22/5/2017). 

Theo giới thiệu được biết, đây là bệnh viện chuyên ngành ung bướu công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế Hoa Kỳ và Nhật Bản với tổng mức đầu từ 1.500 tỷ đồng đồng. Bệnh viện có quy mô 100 giường nội trú và quy mô khám, điều trị cho bệnh nhân ngoại trú tương đương 250 giường.

Trước sự phản đối của cư dân trong toàn khu đô thị, việc triển khai thi công đã tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đến ngày 14/12/2017, bệnh viện này đã được khởi công trở lại khiến cư dân khu đô thị rất bức xúc, ông Trình cho biết.

Cũng theo ông Trình, việc xây dựng bệnh viện ung bướu ngay trong lòng một khu đô thị hàng chục nghìn dân, giữa nhiều Đại sứ quán các nước, ngay sát khu xử lý nước thải cho toàn bộ Dự án Ngoại Giao Đoàn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh cho chính bệnh viện cũng như nguồn nước sau xử lý của toàn khu. 

Đồng thời, gây nguy cơ lây nhiễm chéo giữa bệnh viện, nguồn nước ngầm của toàn thành phố, hệ thống hồ điều hòa của khu đô thị. 

Một điều đáng chú ý nữa là Bệnh viên Ung bướu Việt Nam - Nhật Bản mới có giấy phép xây dựng ngày 7/12/2017 nhưng đã được động thổ khởi công từ 2/3/2017, tức trước đó hơn 9 tháng, khiến cư dân Ngoại Giao Đoàn hoài nghi về tính công khai, minh bạch của việc xây dựng bệnh viện. 

Cư dân Ngoại Giao Đoàn xuống đường lần hai, phản đối điều chỉnh quy hoạch 1
Tấm biển thông tin về Bệnh viện Ung bướu bị gỡ xuống trước ngày cư dân Ngoại Giao Đoàn xuống đường phản đối việc thay đổi quy hoạch, 24/12. Ảnh do cư dân chụp lại

Cũng theo thông tin cư dân cung cấp, việc điều chỉnh quy hoạch được UBND TP. Hà Nội phê duyệt ngày 22/5, tuy nhiên đến tháng 8/2017, qua một số nguồn tin không chính thức người dân mới được biết về quyết định điều chỉnh của UBND TP. Hà Nội.

"Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước việc thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại giao đoàn. Khi lấy ý kiến cư dân về việc điều chỉnh quy hoạch, chính quyền địa phương đã lấy ý kiến của những người dân không thuộc Ngoại Giao Đoàn. Chúng tôi không hề biết và không đồng ý với những điều chỉnh này", bà Phương Dung, cư dân của Tòa N03 T8 chia sẻ.

Nguy cơ "băm nát" khu đô thị

Như TheLEADER đã đưa tin từ trước đó, Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn có quy mô 62,8ha, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010), bao gồm văn phòng đại sứ quán các nước, nhà công vụ và khoảng 23 tòa nhà cao tầng là nơi sinh sống của 9.700 cư dân.

Tuy nhiên, ngày 22/5/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2905/QĐ-QHKT điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án. Theo đó, tăng mật độ xây dựng và chiều cao một số lô đất dẫn đến tăng dân số và chuyển lô đất có chức năng công cộng thành công trình cao tầng.

Điển hình như lô CC3-4 tăng số tầng từ 5 tầng lên 15 tầng nổi + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 20.5% lên 35%; Lô CC5 tăng từ 7 tầng lên 27 tầng + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 30 lên 41%, dân số tăng thêm 1505 người; Lô ĐMKT1 chuyển từ đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế) sang đất xây bệnh viện Ung bướu 12 tầng + 2 tầng hầm, mật độ xây dựng 40%.

Theo cư dân khu Ngoại Giao Đoàn, việc điều chỉnh quy hoạch này đã được thực hiện mà không có sự tham vấn ý kiến của các cư dân sinh sống tại dự án.

Trong khi đó, theo số liệu các chuyên gia kiến trúc, xây dựng đang sinh sống trong Dự án Ngoại Giao Đoàn tính toán, quy mô dân số hiện nay đã tăng từ 9.700 cư dân (theo Quyết định số 368/QĐ-UBND) lên hơn 20.000 cư dân (theo Quyết định 2905/QĐ-QHKT), chưa kể 4.400 người của hai dự án tiếp giáp dẫn tới mật độ bình quân đầu người khoảng 34.000 người/km2.

Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch tạo ra các hệ lụy hiện hữu về sự gia tăng mật độ xây dựng, mật độ dân cư, tạo áp lực quá tải lên hạ tầng đô thị, thiếu hụt công trình tiện ích xã hội như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, ảnh hướng đến cộng đồng cư dân.

Về vấn đề này, vừa qua, cư dân Ngoại Giao Đoàn đã có Đơn kêu cứu khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản chuyển đơn của cư dân đến UBND TP. Hà Nội. Văn phòng Chính phủ đề nghị TP. Hà Nội kiểm tra giải quyết và thông báo kết quả cho Văn phòng Chính phủ.

Luật đầu tiên điều chỉnh về quy hoạch được thông qua

Luật đầu tiên điều chỉnh về quy hoạch được thông qua

Tiêu điểm -  7 năm
Sáng nay, tại phiên họp toàn thể, với 88,19% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch.
Luật đầu tiên điều chỉnh về quy hoạch được thông qua

Luật đầu tiên điều chỉnh về quy hoạch được thông qua

Tiêu điểm -  7 năm
Sáng nay, tại phiên họp toàn thể, với 88,19% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu giải quyết đơn kêu cứu của cư dân Ngoại Giao Đoàn

Văn phòng Chính phủ yêu cầu giải quyết đơn kêu cứu của cư dân Ngoại Giao Đoàn

Bất động sản -  7 năm

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản chuyển đơn của một số cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đến UBND TP. Hà Nội, đề nghị kiểm tra giải quyết và thông báo kết quả cho Văn phòng Chính phủ.

Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?

Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?

Bất động sản -  7 năm

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc tham vấn không đúng đối tượng trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thi Ngoại Giao Đoàn có thể xem là hành vi gian lận, lừa đảo, mang tính chất đối phó, không đảm bảo khách quan, minh bạch.

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Kết nối hạ tầng khu đô thị Ngoại Giao đoàn: Cha chung không ai khóc?

Bất động sản -  7 năm

Giao thông bất tiện, nhiều tuyến đường đã hoàn thành nhưng người dân vẫn chưa được sử dụng... đó là hàng loạt những vấn đề bức xúc của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, thế nhưng, trách nhiệm đấu nối hạ tầng giao thông giữa các khu đô thị thuộc về ai thì vẫn đang là một câu hỏi.

Những con đường đau khổ của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn

Những con đường đau khổ của cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn

Bất động sản -  7 năm

Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được quy hoạch đồng bộ, hiện đại với khớp nối hạ tầng giao thông thuận tiện nhưng giờ chẳng khác nào một "ốc đảo" giữa lòng Hà Nội.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  3 giờ

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  21 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  1 ngày

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  3 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Bất động sản -  4 ngày

Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  3 phút

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

Tủ sách quản trị -  16 phút

Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  2 giờ

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú

Tài chính -  2 giờ

Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.

Nâng cấp hạ tầng liên vùng tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản thành phố Vinh

Nâng cấp hạ tầng liên vùng tạo cú hích mạnh mẽ cho bất động sản thành phố Vinh

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch hạ tầng giao thông liên vùng đã từng bước thay đổi diện mạo thành phố Vinh, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  3 giờ

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025

Đọc nhiều