Robot sẽ thay thế 800 triệu người lao động trên toàn thế giới
Linh Lan
Thứ tư, 29/11/2017 - 19:20
800 triệu nhân công trên toàn thế giới sẽ bị thay thế bởi robot và các thiết bị tự động hóa vào năm 2030, theo dự báo của McKinsey & Co.
Ảnh: Bloomberg
Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey & Co, thực hiện khảo sát trên 46 quốc gia và hơn 800 ngành nghề, dự đoán 800 triệu nhân công trên toàn thế giới, tương đương với hơn 1/5 lực lượng lao động toàn cầu hiện tại, sẽ bị thay thế bởi robot và các thiết bị tự động hóa vào năm 2030.
Báo cáo, được công bố vào hôm thứ Tư (29/11) nhận định cả các nước phát triển và đang phát triển đều sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng 4.0.
Công nhân vận hành máy móc, nhân viên phục vụ đồ ăn nhanh và nhân viên văn phòng nằm trong số những nghề nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tốc độ phát triển công nghệ tự động hóa.
Ngay cả khi sự gia tăng của robot và tự động hóa chậm lại trong khoảng thời gian tới, thì vẫn có tới 400 triệu công nhân vẫn có thể bị thay thế và sẽ cần phải tìm việc làm mới trong 13 năm tới.
Tin tốt cho những đối tượng này là thị trường sẽ có thêm nhiều công việc mới cho họ. Tuy vậy, họ sẽ phải học các kỹ năng, kiến thức chuyên môn mới để đáp ứng được với những công việc này; bao gồm dịch vụ cung cấp và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, các chuyên gia công nghệ hay thậm chí là người làm vườn.
"Tất cả chúng ta đều sẽ phải học và thích nghi với những công việc mới trong tương lai”, Michael Chui, đối tác của McKinsey & Co ở San Francisco nói.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, tự động hóa sẽ loại bỏ một số công việc nhất định", ông Andrew Anagnost, CEO của công ty phần mềm Autodesk, cho biết. "Những gì chúng ta phải tập trung vào đó là những loại công việc nào sẽ được tạo ra".
Tập đoàn Sony của Nhật Bản cho biết họ đã hồi sinh kế hoạch sản xuất chó robot mang tên AIBO kể từ khi chú chó robot cuối cùng được sản xuất vào hơn một thập kỷ trước.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.