Đầu tư
Thành phố thông minh Amata Hạ Long 1,6 tỷ USD bắt đầu triển khai vào năm 2020
Dự án thành phố thông minh 5.789ha tại Hạ Long, Quảng Ninh dự kiến sẽ được Tập đoàn Amata bắt đầu triển khai xây dựng vào năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long vừa trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Amata Việt Nam để phát triển thành phố công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.
Dự án Amata Hạ Long được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch tổng thể toàn bộ có tổng diện tích 5.789ha để phát triển thành phố công nghiệp hợp nhất hướng tới một thành phố thông minh trong tương lai.
Dự án này được chia thành 3 giai đoạn phát triển với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1,6 tỷ USD.
Trao đổi với TheLEADER, bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc Amata Việt Nam cho biết, thành phố thông minh Amata Hạ Long dự kiến sẽ mang lại doanh thu 5 tỷ USD mỗi năm và 300.000 việc làm cho cả người dân địa phương và thu hút nguồn lao động chất lượng từ các địa phương khác.
Đây là một bước chiến lược quan trọng của Amata trong việc mở rộng ra khu vực phía Bắc, đồng thời, dự án cũng tạo động lực cho Quảng Ninh trong việc đẩy mạnh hơn thu hút đầu tư FDI bên cạnh thế mạnh về du lịch.
Giai đoạn đầu của dự án có diện tích 714ha vừa được tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đây là dự án xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Sông Khoai được triển khai trên diện tích 714ha thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, sẽ được thực hiện qua 5 giai đoạn trong vòng 50 năm, tổng vốn đầu tư hơn 3.534 tỷ đồng, tương đương gần 156 triệu USD.
Mục tiêu dự án là xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Sông Khoai và thu hút các dự án đầu tư vào KCN thuộc các lĩnh vực gồm: công nghệ chế biến - chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm...
Theo kỳ vọng của Amata, nếu được triển khai ngay sau khi cấp phép, giai đoạn 1 của KCN Sông Khoai sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2019.
Tuy nhiên theo thông tin từ Amata, thời gian bắt đầu triển khai dự án còn phụ thuộc vào tiến độ đền bù và giải phóng mặt bằng, dự kiến, công tác này sẽ được thực hiện trong vòng khoảng gần 2 năm.
Trước đó, Amata cũng đã chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để phục vụ cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ngay sau khi được cấp phép.
Như vậy, sau 5 năm kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư xây dựng tổ hợp Khu đô thị - công nghiệp công nghệ cao tại Quảng Ninh cùng với Tập đoàn Tuần Châu vào tháng 3/2013, nhà đầu tư đến từ Thái Lan đã chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù sự hợp tác ban đầu giữa Amata và Tập đoàn Tuần Châu đã không thành công.
Dự án thành phố công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược ở mạch giao thông chính miền Bắc, gần các sân bay quốc tế, hải cảng quan trọng giúp phát triển mạnh ngành hậu cần, và giáp với Trung Quốc, một thị trường rộng lớn.

“Với dự án đầu tư của Amata, Quảng Ninh sẽ có bước nhảy vọt trong tăng trưởng kinh tế cùng với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực này", bà Somhatai Panichewa chia sẻ.
Tập đoàn Amata đặt chân đến Việt Nam hơn 23 năm trước với thành phố công nghiệp đầu tiên là Công ty CP Đô thị Amata Biên Hòa có tổng diện tích 700ha ở tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, dự án Amata City Biên Hoà đã thu hút được 165 nhà đầu tư đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư hơn 2,7 tỷ USD, tạo 49.000 việc làm.
Một dự án khác cũng thuộc tỉnh Đồng Nai đang trong giai đoạn triển khai hạ tầng là dự án tại Long Thành có tổng diện tích 1.270 ha, trong đó 33% không gian dành cho phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, trong khi 67% diện tích còn lại dành để phát triển cộng đồng đô thị.
Tổng giám đốc Amata tiết lộ về thành phố thông minh 1,6 tỷ USD tại Quảng Ninh
Tổng giám đốc Amata tiết lộ về thành phố thông minh 1,6 tỷ USD tại Quảng Ninh
Theo lãnh đạo Amata Việt Nam, hiện dự án thành phố thông minh tại Hạ Long vẫn đang được lên kế hoạch. Tuy nhiên, nếu chi phí quá lớn thì có thể dự án sẽ không được triển khai.
Tổng giám đốc Amata Việt Nam 'bật mí' kế hoạch đầu tư lớn ở Quảng Trị
Bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc Amata Việt Nam cho biết, Amata với các mối quan hệ đối tác trên toàn thế giới sẽ hỗ trợ kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đến với Việt Nam và Quảng Trị.
Sembcorp, Amata và Sumitomo lên kế hoạch đầu tư lớn vào tỉnh Quảng Trị
Ba tập đoàn phát triển hạ tầng hàng đầu thế giới này đã cam kết hỗ trợ và phát triển tỉnh Quảng Trị trở thành một địa điểm lý tưởng thu hút đầu tư tại Việt Nam.
Xây dựng Vân Đồn thành nơi đáng sống nhất châu Á - Thái Bình Dương
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính phủ gỡ vướng cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Tập đoàn Nguyễn Hoàng tiết lộ kế hoạch xây loạt siêu dự án thành phố giáo dục
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Từ đầm lầy chăn vịt đến sân bay hiện đại nhất Việt Nam
Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".
Năm 2018, Nhật Bản giữ vững ngôi 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Năm
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.