Doanh nghiệp
Tổng giám đốc FPT: “Hướng đi trọng điểm là xuất khẩu phần mềm và M&A ở Mỹ, Nhật"
Theo ông Ngọc, động lực tăng trưởng doanh thu của FPT tới đây là từ mảng công nghệ với hướng đi trọng điểm thông qua những hợp đồng xuất khẩu phần mềm hàng chục triệu đô và M&A các doanh nghiệp ở Mỹ, Nhật và châu Âu.
Đại hội cổ đông năm 2018 của FPT đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn này. Sau khi thoái vốn khỏi 2 lĩnh vực phân phối và bán lẻ, giờ đây FPT sẽ tập trung vào mảng kinh doanh chính là công nghệ và viễn thông. Năm 2018, FPT đặt ra kế hoạch doanh thu 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng một nửa so với năm 2017 (do đã loại trừ lĩnh vực phân phối và bán lẻ), trong khi lợi nhuận dự kiến đạt 3.484 tỷ đồng, chỉ giảm 18%.
Có thể thấy, sự ra đi của 2 mảng phân phối và bán lẻ giúp FPT đặt kỳ vọng cao hơn về tỷ suất sinh lời. Tập đoàn nước tính, tỷ suất sinh lời của FPT sẽ tăng gần 2 lần, lên mức 16% trong năm nay.
M&A các công ty công nghệ Mỹ
Ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT cho biết, khối công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng chính của FPT. Khối công nghệ dự tính đạt doanh thu 12,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, giữ đà tăng trưởng như năm 2017.
Động lực tăng trưởng doanh thu từ mảng công nghệ sẽ đến từ đâu? Nếu so với mục tiêu đặt ra của FPT, số thu từ công nghệ sẽ chiếm 55% tổng doanh thu và 42% tổng lợi nhuận toàn tập đoàn. Trong đó, thị trường nước ngoài sẽ là hướng đi trọng điểm thông qua những hợp đồng xuất khẩu phần mềm trị giá hàng chục triệu USD từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Một yếu tố khác sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đó là chiến lược thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty của Mỹ.
“Quan điểm của FPT là mảng nào mình còn yếu thì phải tập trung vào đấy. Vì vậy, Mỹ là mục tiêu tiềm năng. Hiện tại, khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống, chính sách bảo hộ việc làm tại đây ngày càng thắt chặt, người nước ngoài muốn làm việc tại Mỹ rất khó khăn.
Vì vậy, FPT mua công ty Mỹ sẽ giải quyết được 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là bài toán công nghệ. Vấn đề thứ hai xin visa để nhân lực của mình qua đó đào tạo, làm việc. Một công ty gốc Mỹ bao giờ xin visa cũng dễ dàng hơn một công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Mỹ”, ông Ngọc cho biết.
Tổng giám đốc FPT dự kiến, tập đoàn sẽ dành ra ngân sách khoảng 50 triệu USD cho hoạt động M&A các công ty nước ngoài. Theo lời vị lãnh đạo, năm ngoái FPT đã suýt thành công trong một thương vụ thâu tóm lại công ty công nghệ của Nhật Bản nhưng tiếc rằng lại thất bại vào phút cuối, dù trả giá cao hơn đối thủ.
Viễn thông khó bứt phá
Trong khi công nghệ thành mũi nhọn thì viễn thông (FPT Telecom), một trong những lĩnh vực mà FPT rất kỳ vọng, chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định. Trước đây, khi kế hoạch thoái vốn khỏi mảng phân phối, bán lẻ được đưa ra, ban lãnh đạo FPT đã dự tính dùng lợi nhuận bán lẻ để tái đầu tư vào viễn thông. Tuy nhiên, kế hoạch không thành công vì SCIC nhất quyết không chịu ‘nhả người’.
Nếu VNPT và Viettel được Nhà nước kiên quyết giữ cổ phần chi phối vì có nhiệm vụ chính trị quan trọng, thì FPT Telecom không nằm trong danh sách này. Vấn đề nằm ở SCIC, đơn vị quản lý phần vốn nhà nước tại FPT Telecom lại đề xuất lên Chính phủ mong muốn duy trì tỷ lệ chi phối và được chấp thuận.
“Tất nhiên, việc SCIC nắm giữ cổ phần chi phối tại FPT Telecom cũng chưa có căng thẳng gì tới hoạt động của công ty. Song về lâu dài, FPT muốn có được quyền kiểm soát. Như vậy mới mở được dư địa cho các đối tác nước ngoài đầu tư tham gia”, ông Ngọc chia sẻ.
Năm nay, khối viễn thông của FPT đặt mục tiêu doanh thu 8,6 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2017. Về đầu tư mở rộng, FPT Telecom đang chuẩn bị đầu tư khoảng 20 triệu USD để thiết lập cơ sở hạ tầng tại Myanmar.
Lợi nhuận FPT năm 2017 tăng gấp rưỡi nhờ thoái vốn khỏi FPT Retail và FPT Trading
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM
Khu đô thị vệ tinh phía tây TP. HCM đang lọt tầm ngắm giới đầu tư phía Bắc trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM vận động trái chiều.
Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán
521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.
Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.