TPP không phải 'phép màu' với bất động sản Việt

Tiêu Phong Thứ sáu, 10/11/2017 - 18:01

"Chúng ta đã từng hình dung TPP như một phép màu đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán", TS. Sử Ngọc Khương nhìn nhận.

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn giàu tiềm năng dù có hay không TPP.

"Không cần quá bi quan khi TPP "vắng Mỹ"

Sáng 9/11/2017, bộ trưởng 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp tại Đà Nẵng, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) – một sự kiện tâm điểm đang diễn ra tại Đà Nẵng. Việc Tổng thống Donald Trump kí sắc lệnh Mỹ rút khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức đã thật sự khiến nhiều quốc gia cảm thấy bất an. 

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Savills, tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu tích cực và chúng ta không cần quá bi quan tình trạng “vắng Mỹ” của hiệp định TPP.

Ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Vietnam

Theo ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Vietnam, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt, dù trước đó, TPP gần như đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bởi bên cạnh TPP, những thảo luận liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực – RCEP, bao gồm Trung Quốc, cũng như cương vị thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng kích thích sự đầu tư liên tục, thậm chí trong bối cảnh không có TPP.

"Chúng ta cũng chứng kiến hoạt động thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI, chú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và bất động sản. Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có sự quan tâm lớn đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại, hỗ trợ bởi tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chinh tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng như sự phát triển mau chóng của thị trường tiêu dùng nội địa nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu – nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào", Neil MacGregor nói.

Cũng theo quan sát của Savills, hoạt động đầu tư cũng đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực bất động sản từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh ở lượng khách du lịch, cả nước ngoài lẫn nội địa, cũng tạo ra “cú hích” lớn trong phân khúc khách sạn.

Savills kỳ vọng sẽ có một lượng lớn vốn đầu tư dành cho bất động sản trong năm 2017, tiếp nối theo năm 2016 vô cùng sôi động. Mối quan tâm của của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng theo tổ chức tư vấn này, vẫn còn đó không ít thách thức phía trước cho nhà đầu tư ngoại để xác định chất lượng đầu tư bất động sản với quyền sở hữu rõ ràng. 

"Những giao dịch liên quan đến tài sản doanh nghiệp/vận hành vẫn sẽ khan hiếm và phần lớn lượng giao dịch chủ yếu xoay quanh những dự án phát triển, bởi điều mà nhiều nhà phát triển nước ngoài hướng tới chính là sự đảm bảo hợp tác dài hạn cùng các đối tác trong nước/nội địa", Giám đốc điều hành Savills Vietnam cho biết thêm.

TPP không phải “phép màu”

Nhớ lại thời điểm khi Hiệp định TPP hoàn thành vòng đám phán giữa các bên, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trở nên tràn đầy hứa hẹn với những lợi ích tích cực. 

TS. Sử Ngọc Khương.

Với mục tiêu xóa bỏ thuế suất của các mặt hàng giữa những nước thành viên, quy định một số ngành hàng trong khung thỏa thuận của TPP sẽ là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. 

Điều này cũng thúc đẩy các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại chọn Việt Nam – nơi cung cấp nguyên liệu thô - để lắp đặt nhà máy, kho bãi văn phòng cũng như cơ sở kinh doanh. 

Không những thế, những nhu cầu về bất động sản bán lẻ, nhà phố, trung tâm thương mại, siêu thị…, cũng sẽ phát triển mạnh nhờ vào xu thế hội nhập và giảm các loại thuế quan. 

Cộng đồng kinh tế mở gần như lớn nhất thế giới của TPP cũng dự kiến là cơ hội tốt cho hàng loạt các chuyên gia nước ngoài, và cùng với sự dịch chuyển sự nghiệp của họ là sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, thuê căn hộ, tiêu dùng, mua sắm…

Một FTA kiểu mới với 12 nước thành viên, trong đó sự xuất hiện của hai cường quốc Mỹ - Nhật đã cho chúng ta quyền kỳ vọng vào sự phát triển bất động sản Việt Nam thì lại có những yếu tố chính trị dẫn tới các diễn biến mới.

"Chúng ta đã từng hình dung TPP như một “phép màu” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán. Nhiều người đã từng tự hỏi rằng, thời điểm 2008 khi bất động sản Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì giả sử, sự xuất hiện của TPP liệu có vực dậy thị trường? Tương tự như năm 2014, TPP có thể giúp thị trường bất động sản lên cao hơn mức tăng trưởng ấn tượng thời điểm đó hay không?", ông Khương nhìn nhận.

Cũng theo ông Khương, nếu nhìn ra ngoài biên giới, chúng ta có bao giờ xem xét rằng, ngoài Việt Nam, sức ảnh hưởng của TPP đến thế nào đối với những quốc gia còn lại, sau khi Mỹ rút? Hiểu một cách đơn giản, nếu Mỹ không tham gia TPP, mọi thứ tác động cơ bản đến Việt Nam, cụ thể là bất động sản, sẽ tương tự, tuy nhiên quy mô sẽ không lớn như khi có Mỹ. 

Có thể phần nào lạc quan rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khỏe mạnh, dù trước đó, có những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam để đón TPP. 

Hoạt động đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá lao động, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô dân số lớn và mạng lưới mạnh mẽ của những thỏa thuận thương mại khác cũng giúp tạo nên danh tiếng cho Việt Nam – một thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, đặc biệt là hình thức bất động sản công nghiệp, sản xuất. 

TPP đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng bên lề APEC

TPP đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng bên lề APEC

Quốc tế -  7 năm
Sau nhiều tháng đàm phán, 11 thành viên còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc thương mại ở cấp Bộ trưởng - một quyết định có thể định hình tương lai kinh doanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới.
TPP đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng bên lề APEC

TPP đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng bên lề APEC

Quốc tế -  7 năm
Sau nhiều tháng đàm phán, 11 thành viên còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc thương mại ở cấp Bộ trưởng - một quyết định có thể định hình tương lai kinh doanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới.
Châu Á hoàn toàn có thể khởi động TPP mà không có Mỹ

Châu Á hoàn toàn có thể khởi động TPP mà không có Mỹ

Quốc tế -  7 năm

Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới châu Á và sự hiện diện của ông tại APEC thu hút nhiều sự chú ý ngay cả khi mới chỉ là kế hoạch.

Tổng thống Donald Trump 'ganh' với Nhật Bản, kiên quyết với TPP

Tổng thống Donald Trump "ganh" với Nhật Bản, kiên quyết với TPP

Quốc tế -  7 năm

Tại buổi làm việc với các nhà lãnh đạo kinh doanh ở Tokyo trong chuyến công du châu Á của mình, Tổng thống Donald Trump cho rằng, Nhật Bản hiện đang có lợi thế hơn trong thương mại song phương với Mỹ.

TPP được cứu trước thềm APEC 2017

TPP được cứu trước thềm APEC 2017

Quốc tế -  7 năm

11 quốc gia còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ngày càng kì vọng vào Hiệp định này sau khi New Zealand đồng ý sửa đổi các luật một cách phù hợp.

Nỗ lực của TPP 11 có thể thành 'công cốc'

Nỗ lực của TPP 11 có thể thành "công cốc"

Quốc tế -  7 năm

Chỉ hai tuần trước khi Nhật Bản và 10 quốc gia khác hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những diễn biến chính trị gần đây đang làm "mờ đi" những hy vọng ấy và đe dọa những nỗ lực trước đó của các nhà lãnh đạo.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  18 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  1 ngày

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  4 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  5 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  5 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  2 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  3 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  3 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.