Chuyển giao công nghệ từ các ông lớn FDI: Chuyện của nhà nước hay của doanh nghiệp?
Nhà nước chỉ là bên hỗ trợ, còn việc chuyển giao công nghệ thành công hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm của doanh nghiệp Việt.
Tính đến ngày 20/10/2018, ước tính các dự án FDI đã giải ngân 15,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 10 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 27,9 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN kể cả dầu thô đạt 143,4 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 72,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 141,6 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,8% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu đạt 116,3 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 27,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 25,2 tỷ USD không kể dầu thô.
Tính đến ngày 20/10/2018, cả nước có 2.458 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 15 tỷ USD, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm 2017; có 954 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,5 tỷ USD, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 10 tháng năm 2018, cả nước có 5.342 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 6,3 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ 2017.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà ĐTNN. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, đứng thứ ba là hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất, Hàn Quốc đứng thứ hai và Singapore đứng vị trí thứ ba.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, theo sau là TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhà nước chỉ là bên hỗ trợ, còn việc chuyển giao công nghệ thành công hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm của doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước với 407.600 tỷ đồng, chiếm gần 43% đóng góp của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó, khu vực FDI mặc dù có lợi nhuận cao nhất lên tới 44% tổng lợi nhuận lại chỉ đóng góp 265.000 tỷ đồng, chiếm 28%.
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu từ ngày 1/1/2025.
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.