Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Việt Hưng Thứ hai, 09/06/2025 - 08:00
Nghe audio
0:00

Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.

Xuất hiện kỳ lân 8 tỷ USD

Báo cáo từ Rakuten Insight Global cho thấy, hơn 90% thị trường gọi xe tại Việt Nam thuộc về ba doanh nghiệp hàng đầu là Grab, Xanh SM và Be. Thống kê có khoảng 77% người Việt đặt xe công nghệ ít nhất 3 lần/tháng.

Sau khi những tên tuổi lớn như Baemin của Hàn Quốc, Gojek của Indonesia đồng loạt rút khỏi thị trường, lĩnh vực gọi xe công nghệ tưởng chừng chỉ là cuộc đua tam mã, giờ đây lại xuất hiện thêm nhiều tân binh mới.

Trong chương trình thăm chính thức Estonia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ ông Jevgeni Kabanov - Chủ tịch phụ trách về chính sách công toàn cầu của tập đoàn Bolt, startup gọi xe công nghệ có trụ sở tại Estonia.

Đầu năm nay, Bolt đã tích cực tuyển dụng nhiều nhân sự tại Hà Nội và TP.HCM, đồng thời kêu gọi hợp tác từ đội ngũ tài xế.

Bolt hiện được định giá hơn 8 tỷ USD, đang hoạt động tại khoảng 55 quốc gia trên toàn cầu và phục vụ khoảng 200 triệu khách hàng. Ở châu Á, Bolt bắt đầu hoạt động ở Thái Lan vào năm 2021 và đã tạo ra việc làm cho hơn 50.000 tài xế.

Các dịch vụ của Bolt bao gồm dịch vụ gọi ôtô, scooter, xe 2 bánh và các dịch vụ giao nhận đồ ăn, hàng hóa. Bolt hiện muốn triển khai kinh doanh tại Việt Nam, đề nghị được các cơ quan sớm cấp phép để hoạt động.

Nhấn mạnh Bolt "không có lý do gì không thành công tại Việt Nam", bởi dịch vụ nào có lợi cho người dân, nhanh, rẻ, chất lượng tốt, thuận lợi thì đông đảo người dân sẽ sử dụng, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp xử lý các thủ tục cấp phép cho hoạt động của Bolt theo quy định của pháp luật.

Khẳng định ủng hộ xu thế giao thông xanh, dịch vụ xanh, kinh tế chia sẻ, Thủ tướng hoan nghênh và cho biết tạo thuận lợi cho Bolt tham gia thị trường Việt Nam, tương tự như nhiều công ty khởi nghiệp về vận chuyển, giao hàng khác.

Ứng dụng gọi xe Bolt hiện được định giá hơn 8 tỷ USD. Ảnh: Bolt

Thêm nhiều tay chơi mới

Không chỉ có Bolt, một tay chơi "mới mà cũ" là Lalamove cũng quyết định tham gia thị trường gọi xe 2 bánh và 4 bánh. Cuối tháng 5/2025, Lalamove xác nhận bắt đầu cung cấp dịch vụ chở người bằng xe máy và ôtô tại Việt Nam.

Theo đó, dịch vụ đã được tích hợp trên ứng dụng của công ty. Hiện nền tảng triển khai dịch vụ mới tại TP HCM và cho biết sẽ mở rộng sang các tỉnh thành khác thời gian tới.

Phía Lalamove Việt Nam cho rằng, việc gia nhập thị trường gọi xe "nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển tiết kiệm hơn của khách hàng và mong muốn cải thiện thu nhập của đối tác tài xế", nhưng không tiết lộ quy mô đội ngũ tài xế đang có.

Được biết, Lalamove thành lập tại Hong Kong năm 2013, đã hoạt động tại 14 thị trường ở châu Á, Mỹ Latinh, khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Ứng dụng đến Việt Nam năm 2017, hoạt động chính tại TP HCM và Hà Nội, cung cấp dịch vụ giao hàng 24/7 cho cá nhân và doanh nghiệp.

Trước khi tham gia thị trường gọi xe chở người ở Việt Nam, Lalamove đã triển khai dịch vụ này tại Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia.

Bên cạnh Lalamove, còn xuất hiện một ứng dụng mới là Maxim đang nỗ lực có được thị phần tại thị trường gọi xe Việt Nam. Maxim là doanh nghiệp gọi xe đến từ Nga, gia nhập Việt Nam năm 2020 và đặt trụ sở tại Đà Nẵng.

Cho tới thời điểm này, Maxim đã có mặt ở 14 tỉnh thành, nhưng quy mô hoạt động khá khiêm tốn, chủ yếu là hai dịch vụ gồm taxi và chuyển phát nhanh.

Trên website của hãng, Maxim cho biết đã có mặt tại 22 quốc gia trên toàn thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Maxim đã đến Indonesia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Phillippines.

Thị trường gọi xe Việt Nam hướng tới quy mô 9 tỷ USD năm 2030. Ảnh: Hoàng Anh

Giải mã thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Báo cáo e-Conomy SEA 2024 được phát hành bởi Google, Temasek, Bain & Company ước tính quy mô thị trường gọi xe và giao đồ ăn ở Việt Nam đạt 4 tỷ USD vào năm ngoái và có thể đạt tới quy mô 9 tỷ USD năm 2030.

Đà tăng này được hỗ trợ bởi quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, đô thị hóa mạnh mẽ và sự phổ cập của công nghệ. Hiện Việt Nam có gần 78 triệu người dùng Internet, hơn 70 triệu tài khoản mạng xã hội và 162 triệu kết nối di động, tương đương 164% dân số.

Riêng hoạt động gọi xe, quy mô thị trường ước đạt 1,05 tỷ USD năm nay và mở rộng đến 2,56 tỷ USD vào 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm 19,5% giai đoạn 2025-2030, theo công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence.

Phía Mordor Intelligence cho rằng, thị trường gọi xe phát triển nhờ dân số đô thị tăng nhanh, thói quen ưu tiên sự tiện lợi trong di chuyển cá nhân, thế hệ trẻ am hiểu công nghệ cùng với khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng.

Thị trường này đang "sân chơi" của các nền tảng gọi xe lớn như Grab, Xanh SM, Be. Trong đó, Xanh SM vươn lên dẫn đầu mảng taxi và taxi công nghệ, chiếm 39,85% thị phần vào quý đầu năm nay.

Sự vươn lên này không chỉ cho thấy sức hút mạnh mẽ của mô hình taxi điện mà còn đặt ra một thách thức không nhỏ cho các ứng dụng gọi xe còn lại.

Thực tế, mảng gọi xe tại Việt Nam từng cạnh tranh rất khốc liệt. "Cạnh tranh dự kiến ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện", báo cáo e-Conomy SEA dự báo.

Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Doanh nghiệp -  5 tháng
Sự tham gia của Bolt, ứng dụng gọi xe phổ biến tại châu Âu và châu Phi liệu có thể thay đổi cục diện thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam hiện tại?
Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Doanh nghiệp -  5 tháng
Sự tham gia của Bolt, ứng dụng gọi xe phổ biến tại châu Âu và châu Phi liệu có thể thay đổi cục diện thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam hiện tại?
TP.HCM muốn 400.000 tài xế công nghệ chuyển sang xe điện, liệu có khả thi?

TP.HCM muốn 400.000 tài xế công nghệ chuyển sang xe điện, liệu có khả thi?

Tiêu điểm -  2 tuần

Việc chuyển đổi sang xe điện theo các chuyên gia cần sự vào cuộc đồng bộ về hạ tầng, chính sách, cũng như những hỗ trợ chi phí mua, thuê lần đầu.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  4 tuần

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  4 tuần

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  20 phút

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.

Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Doanh nghiệp -  6 giờ

Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.

'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông

'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông

Doanh nghiệp -  18 giờ

Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.

Backlog tỷ đô hé lộ tham vọng của Đèo Cả

Backlog tỷ đô hé lộ tham vọng của Đèo Cả

Doanh nghiệp -  2 ngày

Tập đoàn Đèo Cả đang triển khai khoảng 20 dự án hạ tầng giao thông với tổng giá trị hợp đồng đã ký kết vượt 40.000 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2025, giá trị hợp đồng còn lại (backlog) đạt 34.000 tỷ đồng, đủ để đảm bảo công việc cho đến hết năm 2028.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  20 phút

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  4 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  5 giờ

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.