5 nguyên tắc chuẩn OECD để xóa bỏ giấy phép con

An Chi Chủ nhật, 03/09/2017 - 08:00

Chính phủ đã có yêu cầu các bộ ngành rà soát để bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD. Vậy, tiêu chuẩn OECD là gì?

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu từ OECD (Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển) gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu, chất lượng thể chế đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng năng suất và sáng tạo. Chất lượng thể chế quyết định việc một quốc gia tăng trưởng nhanh hay chậm so với thế giới, quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trong cuộc canh tranh toàn cầu.

Chính vì thế, OECD luôn coi trọng cải cách thể chế và đặt ra những nguyên tắc tiêu chuẩn về xây dựng thể chế nhằm đảm bảo chất lượng thể chế tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng có các tài liệu hướng dẫn.

Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng thể chế của OECD gồm:

Không hạn chế số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường

Theo OECD, có nhiều hình thức hạn chế số lượng doanh nghiệp kinh doanh gây ra những tác động bất lợi cho nền kinh tế. Cụ thể như việc Nhà nước tạo độc quyền kinh doanh; Nhà nước ban hành các quy định làm tăng chi phí gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường; Nhà nước ban hành quy định hạn chế hoạt động của một số nhóm doanh nghiệp...

Theo nguyên tắc của OECD, các loại điều kiện kinh doanh đang hạn chế và làm giảm số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cần được loại bỏ như: Yêu cầu kiểm nghiệm sản phẩm tại một số đơn vị duy nhất; Yêu cầu đào tạo tại cơ sở Nhà nước quy định và có chứng chỉ do nhà nước cấp; Yêu cầu sử dụng phần mềm hoặc tài liệu do cơ quan Nhà nước hoặc do đơn vị Nhà nước chỉ định cung cấp (ví dụ cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe).

Điều kiện kinh doanh về địa điểm và cơ sở vật chất (diện tích nhà xưởng, số lượng phương tiện); Điều kiện kinh doanh về số lượng và trình độ nhân lực; Điều kiện kinh doanh yêu cầu sử dụng một phương thức kinh doanh nhất định (ví dụ phải nằm trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp bán buôn); Điều kiện kinh doanh yêu cầu kiểm nghiệm sản phẩm quá mức cần thiết, ví dụ như tiết kiệm năng lượng, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường...

Không quy định hạn chế lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa các vùng

OECD cho rằng, quy định như vậy làm giảm cạnh tranh trong vùng, giảm số lượng nhà cung cấp. Nhiều khi các hạn chế về địa lý tạm thời có thể biến thành dài hạn do vận động chính sách. Trong khi đó, có nhiều phương án tốt hơn để đạt được mục tiêu phát triển vùng như trợ cấp hoặc chính sách thuận lợi hơn. Rất ít khi các chính sách hạn chế về địa lý có thể vượt qua bài toán kiểm tra về chi phí – lợi ích. Do đó, người làm chính sách cần phải có cái nhìn hoài nghi về đề xuất kinh doanh có hạn chế địa lý.

Theo nguyên tắc này của OECD, các điều kiện kinh doanh có nội dung cần được bãi bỏ như thay đổi địa điểm kinh doanh phải xin phép (ví dụ như văn phòng công chứng) và yêu cầu thay đổi địa điểm kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.

Không hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của OECD, việc hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến giảm đầu tư, hạn chế đổi mới, sáng tạo và làm giảm khả năng sản xuất của doanh nghiệp. 

Các hình thức hạn chế khả năng cạnh tranh bao gồm kiểm soát giá, hạn chế quảng cáo tiếp thị, áp dụng tiêu chuẩn theo hướng tạo thuận lợi hơn cho một số doanh nghiệp, làm chi phí của một số doanh nghiệp cao hơn doanh nghiệp khác, sử dụng việc cung cấp một loại dịch vụ nhất định như biện pháp quản lý nhà nước. Do đó, theo OECD, các quy định như trên cần sớm được loại bỏ.

Không làm giảm động lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Quy định của nhà nước có thể làm giảm động lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cho nền kinh tế trì trệ, năng suất thấp. Theo OECD, các loại quy định có thể làm giảm động lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần loại bỏ bao gồm:

Thứ nhất, nhà nước cho phép doanh nghiệp tự điều tiết hoặc thừa nhận quy định tự điều tiết. Điều này có thể gây nhiều tác động bất lợi cho đầu tư và cạnh tranh vì doanh nghiệp hiện đang hoạt động có xu hướng đặt ra hàng rào gia nhập thị trường cao. Nhà nước phải luôn đảm bảo các thỏa thuận đó phải phù hợp với pháp luật cạnh tranh và luôn xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận các thỏa thuận tự điều tiết của doanh nghiệp

Thứ hai, nhà nước yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin về giá hoặc doanh thu. Việc này có thể tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phối hợp hình thành các-ten (độc quyền nhóm). Do đó, nhà nước không nên yêu cầu công khai các thông tin này hoặc phải đảm bảo bảo mật cho doanh nghiệp.

Thứ ba, việc nhà nước quy định nhiều miễn trừ áp dụng pháp luật cạnh tranh có thể dẫn đến rủi ro tập trung kinh tế quá mức, các doanh nghiệp độc quyền và lam dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Không hạn chế lựa chọn và hạn chế thông tin đói với người tiêu dùng

OECD cho rằng, việc nhà nước hạn chế lựa chọn và hạn chế thông tin đối với người tiêu dùng có thể làm giảm tính canh tranh trên thị trường, giảm động lực đổi mơi, sáng tạo. Từ đó dẫn đến giảm tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Các loại quy định hạn chế lựa chọn và hạn chế thông tin đối với người tiêu dùng của nhà nước hiện nay cần nghiên cứu xóa bỏ gồm:

Hạn chế khả năng chọn nhà cung cấp của người tiêu dùng, ví dụ quy định chỉ được sử dụng dịch vụ y tế địa phương… Theo OECD, quy định như vậy có thể hạn chế chất lượng dịch vụ và làm cho người tiêu ùng không thể đi nơi khác chữa bệnh nếu họ có nhu cầu. Điều này làm giảm động cơ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng bằng chất lượng hàng hóa.

Thứ hai, làm tăng chi phí thay đổi nhà cung cấp. OECD cho rằng nhà nước cần tránh ban hành các quy định có tiềm năng làm tăng chi phí thay đổi nhà cung cấp và tìm cách giảm chi chí đó nếu có. Bởi quy định này có thể làm cho người tiêu dùng không muốn thay đổi nhà cung cấp vì chi phí cao.

Thứ ba, nhà nước cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng. Khi thị trường có sản phẩm mới, nhà cung cấp mới, nhà nước cần đặt ra yêu cầu về cung cấp thông tin để người tiêu dùng có thể so sánh, phân biệt và lựa chọn. Nhà nước có thể tự cung cấp thông tin và giáo dục người dân về những lựa chọn mà họ có thể cân nhắc khi nhà nước cho phép nhiều nhà cung cấp mới, sản phẩm mới tham gia thị trường. Ví dụ như cho phép tư nhân tham gia lĩnh vực trước đây là độc quyền của nhà nước.

VTV xin dùng nguồn tiền từ cổ phần hóa VTVcab và SCTV đầu tư cho số hóa truyền hình

VTV xin dùng nguồn tiền từ cổ phần hóa VTVcab và SCTV đầu tư cho số hóa truyền hình

Doanh nghiệp -  7 năm

VTV sẽ dùng số tiền này để để đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng khi triển khai số hóa truyền hình.

Apple sắp chứng kiến mức tăng trưởng iPhone ngoạn mục vào năm 2018

Apple sắp chứng kiến mức tăng trưởng iPhone ngoạn mục vào năm 2018

Quốc tế -  7 năm

Công ty nghiên cứu IDC gần đây đã công bố những kỳ vọng về sự tăng trưởng của sản phẩm iPhone của hãng Apple cho cả năm nay và năm tới.

Sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay

Sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay

Tài chính -  7 năm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua các tài khoản thích hợp và từ đó sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật để giải ngân vốn cho vay

Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu

Tiêu điểm -  7 năm

Theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), các nước thống nhất cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020.

Ông Nguyễn Văn Đực: Đừng bắt bẻ doanh nghiệp chi li kiểu 'Ngô đúng - Bắp sai'

Ông Nguyễn Văn Đực: Đừng bắt bẻ doanh nghiệp chi li kiểu 'Ngô đúng - Bắp sai'

Leader talk -  7 năm

Tôi đề nghị đổi tên tên giấy phép là "chứng chỉ", đồng thời nên sắp xếp lại các điều kiện cần thiết để có chứng chỉ và đơn giản hoá các xét duyệt can thiệp thô bạo vào sản phẩm doanh nghiệp như sửa chữ "Bắp thành Ngô"

Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm

Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm

Tiêu điểm -  1 ngày

Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.

Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM

Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM

Tiêu điểm -  1 ngày

Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.

Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Tiêu điểm -  2 ngày

Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.

Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục

Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục

Tiêu điểm -  2 ngày

Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.

Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh

Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  3 ngày

Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  10 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  15 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  20 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  20 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.