Ai sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc Iran bị tái áp dụng lệnh trừng phạt?
Hương Đặng
Thứ năm, 10/05/2018 - 11:18
Theo giới phân tích, các doanh nghiệp châu Âu là đối tượng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất từ việc tái áp dụng lệnh trừng phạt lên Iran từ chính quyền Donald Trump.
Các doanh nghiệp châu Âu cần tìm ra cách đối phó với các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ lên Iran. Ảnh: World Economic Forum
Một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và tái áp dụng lệnh trừng phạt, Liên minh châu Âu đưa ra lời hứa sẽ bảo vệ các doanh nghiệp của mình trong mối kinh doanh với Tehran.
Giới quan chức châu Âu cho biết "sẽ làm tất cả mọi thứ" để có thể bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, Mỹ đang tạo ra sức ảnh hưởng lớn khi nước này buộc các công ty nước ngoài phải tuân thủ chế độ trừng phạt. Chính sách của nước Mỹ dựa trên tính chất ngoài lãnh thổ, có nghĩa là Washington sẽ trừng phạt những công ty kinh doanh với Iran nếu họ có hoạt động với Mỹ hoặc sử dụng đồng USD trong giao dịch.
Theo ông Jacques Hogard, người điều hành một công ty tư vấn quốc tế, các công ty châu Âu có lợi ích liên quan tới Mỹ "khó có thể thoát khỏi lệnh trừng phạt". "Doanh nghiệp có thể cố gắng lách khỏi các biện pháp nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu đó là một doanh nghiệp lớn".
Washington hiện đang cho các công ty từ 90 đến 180 ngày để xử lý xong những hợp đồng hiện có với Iran và cấm họ ký bất kỳ một hợp đồng mới nào do những điều kiện của lệnh cấm vận. Và mối đe dọa này không phải là lời nói suông.
Ngân hàng lớn nhất của Pháp, BNP Paribas, đã bị phạt 8,9 tỷ USD trong năm 2014 do vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và các quốc gia khác. Ngay năm sau đó, ngân hàng Deutsche Bank đã phải trả giá 258 triệu USD do hoạt động kinh doanh với Iran và Syria.
Sau thỏa thuận mang tính bước ngoặt hồi tháng 7/2015, châu Âu ngày càng mạnh mẽ đổi mới quan hệ kinh doanh với Iran, mở ra triển vọng giành được thị phần tại quốc gia hơn 80 triệu dân nhưng thiếu hụt về đầu tư và hàng tiêu dùng.
Trong vòng ba năm trở lại đây, thương mại của EU với Iran đã tăng gấp 3 lần, từ mức 7,7 tỷ Euro năm 2015 lên mức 21 tỷ Euro vào năm 2017 nhưng những rủi ro từ lệnh trừng phạt trong tương lai sẽ khiến mọi việc trở nên đình trệ.
Không chỉ có châu Âu, ngay cả bản thân không ít doanh nghiệp tại Mỹ cũng lo lắng, ví dụ như hãng sản xuất máy bay Boeing. Những hợp đồng với tổng trị giá khoảng 20 tỷ USD giữa Boeing và các hãng hàng không Iran đứng trên bờ vực thất bại do quyết định rút khỏi của Mỹ, theo Bloomberg.
Động thái của ông Trump ngày hôm qua đã tạo ra sự biến động trên thị trường dầu mỏ khi khối lượng giao dịch gia tăng lớn. Cả giá dầu Brent và giá dầu WTI giao sau đều có phiên tăng mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây với mức tăng lần lượt đạt 3,2% và 3%, theo số liệu từ Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm mạnh khi nhiều nhà đầu tư quay trở lại sau quyết định rõ ràng của ông Trump. Nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 2,03%, đưa tổng mức tăng trong tháng qua lên 12,6%, đứng đầu trong các ngành.
Cổ phiếu của Amazon mới đây đã giảm tới 7,4%, tương đương khoảng 53,6 tỷ USD giá trị thị trường sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về việc kiểm soát hãng công nghệ khổng lồ này.
Những điều chỉnh thuế gây tranh cãi gần đây của ông Donald Trump đang cho thấy sự mạnh tay và có phần bất chấp của vị tổng thống này trong việc theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.