Bài toán cơ chế và giá bán điện khí

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 06/05/2024 - 08:31

Theo đề nghị của Hội Dầu khí Việt Nam, nếu chuyển ngang sang giá điện thì giá khí sẽ “cõng” thêm một loạt phí khác như vận chuyển, tồn trữ, phân phối.

Điện khí và LNG vẫn còn nhiều nút thắt. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Liên quan tới dự thảo nghị định về điện khí và LNG do Bộ Công thương soạn thảo, Hội Dầu khí Việt Nam vừa đề nghị một số vấn đề trọng yếu xoay quanh cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện, tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu 70% trong thời gian trả nợ.

Thứ nhất, để phù hợp với thực tế các dự án đang triển khai/hoạt động cũng như hình thành trong tương lai, hội đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế cho dự án nhà máy điện khí trong chuỗi sử dụng LNG.

Theo đó, Chính phủ đồng ý nguyên tắc cơ chế chuyển ngang giá LNG bao gồm cả cước phí vận chuyển, cước tồn trữ, tái hóa, phí phân phối và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác trong các hợp đồng mua bán LNG sang giá điện của các nhà máy điện khí trong hợp đồng mua bán điện.

Nội dung này, được bổ sung thêm một loạt các loại phí so với dự thảo (Chính phủ đồng ý nguyên tắc cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện).

Về cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, dự thảo nêu, trong giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện (PPA) dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án nhà máy điện nhưng không quá 7 năm.

Việc này là nhằm đảm bảo khả thi trong thu hút đầu tư, tránh tác động mạnh lên giá bán lẻ cũng như đảm bảo cạnh tranh bình đẳng với các loại hình nguồn điện khác trên thị trường điện.

Tuy nhiên, Hội Dầu khí Việt Nam khuyến nghị, Chính phủ quy định tỷ lệ tối thiểu điện năng trong hợp đồng PPA theo nguyên tắc ổn định, dài hạn bằng 70% sản lượng điện tối đa của nhà máy điện khí, theo thời gian trả nợ vốn vay của mỗi nhà máy. 

Đề xuất này có thể hiểu, việc cam kết sản lượng hợp đồng sẽ diễn ra dài hạn, tùy thuộc thời gian trả nợ của dự án.

Đồng thời, để thực hiện hai đề xuất nêu trên, hội “gợi ý” giao Bộ Công thương chịu trách nhiệm ra các quy định, hướng dẫn liên quan.

Cần nhắc lại, vướng mắc lâu nay trong đàm phán hợp đồng PPA các dự án điện khí, LNG đều liên quan đến cam kết sản lượng hợp đồng (tổng sản lượng điện mua hàng năm - Qc).

Theo đó, hầu hết chủ đầu tư đều yêu cầu cam kết Qc dài hạn để đáp ứng yêu cầu của bên cho vay và của bên cung cấp khí. 

Việc này, chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã khẳng định không thể cam kết với chủ đầu tư do có thể mang lại rủi ro lớn trong tương lai.

EVN tiết lộ rủi ro từ các dự án điện khí, điện LNG

Nguyên nhân, như ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN chỉ ra là viễn cảnh EVN vẫn phải trả tiền tương ứng với sản lượng Qc đã cam kết mà không nhận được điện từ các nhà máy điện này do có giá điện cao, sản lượng được huy động sẽ thấp.

Ngoài ra, các dự án có một số vướng mắc liên quan đến việc các chủ đầu tư ngoại có đề xuất hợp đồng PPA áp dụng theo luật nước ngoài (Vương quốc Anh hoặc Singapore) và bảo lãnh Chính phủ về chuyển đổi ngoại tệ…

Tương tự, cơ chế cho nhà máy điện khí sử dụng khí tự nhiên trong nước cũng được Hội Dầu khí Việt Nam đề nghị áp dụng nguyên tắc chuyển ngang giá khí (bao gồm cả các chi phí vận chuyển, phân phối) sang giá điện. 

Đồng thời, chuyển ngang toàn bộ lượng khí bao tiêu trong hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện.

Một điểm đáng chú ý khác, theo dự thảo, giá điện trong hợp đồng mua bán điện được tính bằng USD, việc thanh toán được thực hiện bằng đồng Việt Nam. 

Điều này cần lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước vì liên quan đến nội dung tại Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam lưu ý.

Đặc biệt, là đề nghị có nghiên cứu hướng dẫn hoặc quy định trong chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế trong nhập khẩu LNG.

Cụ thể, theo quy định pháp luật, Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ từng thời kỳ.

Tuy nhiên, các dự án LNG trong quy hoạch điện VIII không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hay Thủ tướng, nên chưa có cơ sở cho bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ nhằm đáp ứng thanh toán quốc tế cho nhập khẩu LNG.

Việc này, theo Hội Dầu khí Việt Nam, gây khó cho doanh nghiệp thực hiện thanh toán nhập khẩu LNG để tiêu thụ, cung cấp cho nhà máy điện.

Theo Quy hoạch điện VIII, ghi nhận 13 dự án điện khí LNG được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện. 
Mục tiêu tới năm 2030 sẽ có khoảng 22.500MW điện khí LNG tiêu thụ khoảng 22,5 tỷ m3 khí/năm, tương đương 16,1 triệu tấn LNG/năm, chiếm gần 15% tổng nguồn điện cả nước.
Tổng nhu cầu vốn cho các dự án chưa triển khai khoảng 20 tỷ USD và khoảng 6,3 tỷ USD xây dựng hệ thống kho chứa, cảng nhập LNG.
Báo cáo từ các chủ đầu tư cho biết, quá trình triển khai còn một số khó khăn như: thị trường tiêu thụ điện khí LNG tăng trưởng chậm so với mục tiêu trong quy hoạch điện VIII, thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thỏa thuận giữa các chủ thể trong chuỗi dự án điện khí LNG.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  39 phút

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  1 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  3 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.