Doanh nghiệp
Bamboo Airways 'chiêu mộ' nhiều lãnh đạo nước ngoài
Hai lãnh đạo tham gia vào Hội đồng quản trị của Bamboo Airways thời gian tới là cựu Chủ tịch và cựu Giám đốc của Japan Airlines. Việc bổ sung nhân sự này diễn ra sau khi Bamboo Airways tách hoàn toàn khỏi Tập đoàn FLC và có quyết định tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Thông tin từ Bamboo Airways cho biết nhiều lãnh đạo nước ngoài sẽ được 'chiêu mộ' về nắm giữ các vị trí cấp cao của hãng hàng không này trong thời gian tới.
Trước mắt, ông Hideki Oshima - cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế và liên minh hàng không - hãng Hàng không Japan Airlines dự kiến tham gia Hội đồng quản trị Bamboo Airways và giữ chức vụ lãnh đạo cao cấp; ông Masaru Onishi - cựu Chủ tịch Japan Airlines sẽ đảm nhiệm vị trí Cố vấn cao cấp của Hội đồng quản trị Bamboo Airways.
Việc bổ sung nhân sự này diễn ra sau khi Bamboo Airways tách hoàn toàn khỏi Tập đoàn FLC. Cách đây 1 tuần, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Bamboo Airways đã thông qua quyết định tăng vốn điều lệ từ 18.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng nhằm thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu cũng như phát triển mở rộng trong giai đoạn mới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Bamboo Airways, những nguồn lực bổ sung này đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đối với công cuộc tái cơ cấu, mà còn mang tính quyết định quy mô tăng trưởng của Bamboo Airways cho những năm tới. Nhiều kế hoạch trọng yếu bị đình trệ bởi khủng hoảng, sẽ được Bamboo Airways tái khởi động và đẩy mạnh quyết liệt.
Đối với mạng đường bay, sau khi hoàn thành kết nối với toàn bộ 22 cảng hàng không thương mại nội địa, Bamboo Airways tập trung mở rộng mạng bay quốc tế trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên tập trung kết nối với các sân bay lớn tại châu Á, châu Âu, châu Úc… góp phần thúc đẩy quá trình đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ hàng không của châu Á nói chung, nâng cao vị thế điểm đến của quốc gia.
Phục vụ cho định hướng này, Bamboo Airways đặt kế hoạch nâng quy mô đội tàu bay lên 100 chiếc vào giai đoạn 2028 - 2030 tùy điều kiện cho phép. Hiện hãng đang vận hành đội bay 30 tàu bay gồm 3 chiếc B787-9, 5 chiếc Embraer E190 và số còn lại là Airbus A320, A321.
Đối với mô hình phát triển, để bổ trợ cho hoạt động vận tải cốt lõi, Bamboo Airways đang xây dựng các hệ sinh thái xoay quanh bao gồm: cung ứng dịch vụ mặt đất, hạ tầng kỹ thuật, cung ứng suất ăn, vận tải hàng hóa…
Mục tiêu của các cổ đông và ban lãnh đạo là đưa Bamboo Airways vượt qua giới hạn của một thương hiệu Việt Nam, để trở thành thương hiệu hàng không mang tầm châu Á và thế giới.
Bamboo Airways tăng vốn lên 30.000 tỷ đồng
Bamboo Airways tăng vốn lên 30.000 tỷ đồng
Sau khi mua lại toàn bộ cổ phần Bamboo Airways từ Tập đoàn FLC, các cổ đông mới đã đưa Bamboo Airways tách hoàn toàn khỏi FLC, đồng thời rót thêm vốn phát triển hãng bay này.
Ông Trịnh Văn Quyết đã bán cổ phiếu Bamboo Airways
Một hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực từ 10/3/2023 được xác lập bởi ông Trịnh Văn Quyết và ông Lê Thái Sâm, thành viên HĐQT của FLC.
NCB muốn bán 203 triệu cổ phiếu Bamboo Airways
Số cổ phiếu NCB sở hữu có nguồn gốc là tài sản đảm bảo cho các khoản vay của FLC Group và các bên liên quan tại ngân hàng này.
Cổ đông Bamboo Airways không đồng ý hoán đổi nợ thành cổ phần
Tại ĐHCĐ của Bamboo Airways hôm nay, 56,42% cổ đông có quyền biểu quyết không tán thành phương án phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.