Miễn phí hàng ngàn tỷ đồng cho giáo dục từ xa mùa Covid-19
Đây mới chỉ là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam với ngành giáo dục và đào tạo trong việc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Tài chính đề xuất cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng từ Covid-19 được giãn, hoãn nộp 80.200 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất, thay vì 30.000 tỷ đồng như dự thảo xin ý kiến trước đó.
Bộ Tài chính vừa ký tờ trình Chính phủ về nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Dự thảo hoàn thiện đã bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp vào danh sách các sắc thuế được giãn, hoãn so với đề xuất trước đó.
Theo đó, Bộ Tài chính đưa thêm các đối tượng được áp dụng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất là giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. Từ những thay đổi về đối tượng tác động đã nâng gói hỗ trợ từ hơn 30.000 tỷ đồng lên hơn 80.000 tỷ đồng tiền hoãn, giãn nộp thuế.
Bộ này tính toán tổng số tiền giãn, hoãn nộp thuế và tiền thuê đất dự kiến khoảng 80.200 tỷ đồng, gồm 61.600 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, hơn 11.100 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 3.000 tỷ đồng thuế của nhóm cá nhân, hộ kinh doanh và 4.500 tỷ đồng tiền thuê đất.
Theo dự thảo, thời hạn chậm nộp thuế giá trị gia tăng sẽ là 5 tháng với số tiền phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, 4, 5 và 6/2020 (nếu kê khai VAT theo tháng) và kỳ tính thuế quý I và II/2020 (nếu kê khai theo quý).
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 5 được chậm đến ngày 20/9, của tháng 6 là 20/10... Trong khi đó, hạn chót nộp sắc thuế này của kỳ tính thuế quý I được lùi đến 30/9, quý II là 30/12.
Với thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được chậm nộp 5 tháng so với hạn chót theo quy định. Dó đó, thay vì ngày 31/3 như các năm trước, thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán thuế của năm 2019 được lùi đến ngày 31/8.
Với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, hạn chót nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong năm 2020 là trước 15/12.
Ngoài ra, Bộ Tài chính còn đề xuất kéo dài thời hạn nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thêm 5 tháng kể từ ngày 31/5.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, để đơn giản hoá thủ tục hành chính, người nộp thuế chỉ gửi một lần giấy đề nghị gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho toàn bộ các kỳ được gia hạn và thời hạn nộp giấy đề nghị gia hạn chậm nhất vào ngày 30/7/2020.
Theo ông Thi, ngoài nới rộng đối tượng được áp dụng, một điểm mới nữa trong dự thảo lần này là gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước.
“Qua số liệu chúng tôi nắm được ở cơ quan thuế địa phương thì số lượng hồ sơ doanh nghiệp nộp quyết toán thuế năm 2019 vẫn chưa nhiều”, ông Thi thông tin. “Đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt này, dự thảo Nghị định mới đã đề xuất bù trừ vào các khoản thuế khác của doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách nhà nước”.
Đối với các sắc thuế khác như Thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,... Bộ Tài chính cho biết sẽ không đề nghị gia hạn do các sắc thuế này chỉ thu vào một nhóm hàng hóa, dịch vụ nhất định (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế mới thuộc đối tượng nộp thuế).
Đây mới chỉ là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam với ngành giáo dục và đào tạo trong việc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng đặt vấn đề về việc có nên tạm thời đóng cửa tất cả các hoạt động và đi lại của người dân khi số ca nhiễm còn thấp, không phải con số 1.000.
Hàng loạt ngành nghề của xã hội bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, người lao động buộc phải tìm cách sống sót khi chưa biết bao giờ hết dịch.
Trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển nguy thành cơ, nắm bắt cơ hội để vừa tồn tại, vừa lên kế hoạch chuẩn bị cho đẩy mạnh phát triển khi dịch qua đi.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.