Tiêu điểm
Bộ Tài chính vẫn quyết tăng thuế VAT nhưng đề xuất "giãn lộ trình"
Trước nhiều ý kiến không đồng thuận với việc tăng thuế GTGT do lo ngại sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và hàng triệu người dân, vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất giãn lộ trình tăng thuế lên 11% từ 1/1/2019 và tăng lên mức 12% từ 1/1/2020.
Nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên mức thuế
Cuối tháng 8/2017 vừa qua, Bộ Tài chính đã có công văn số 10958/BTC-CST xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế.
Theo đó, bộ này đã gây sốc khi đề xuất nâng thuế VAT từ 10% lên 12% áp dụng từ 1/1/2019. Trước đề xuất tăng thuế này, nhiều ý kiến đã đồng loạt lên tiếng không đồng tình.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, bộ này đã nhận được 89 ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị góp ý về dự thảo luật. Trong đó có 20/21 bộ, ngành, 45/63 địa phương và 24 tổ chức, hiệp hội, cá nhân.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng. Bởi chính sách thuế giá trị gia tăng có tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước, từng doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.
“Việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng thông thường sẽ dẫn đến mặc bằng giá của nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc, thực phẩm, nhân công tăng lên gây áp lực lớn đối với nền kinh tế”, bộ này lo ngại.
Đồng quan điểm, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho rằng việc tăng thuế giá trị gia tăng sẽ tác động mạnh đến người dân, đặc biệt là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Bởi, tăng thuế giá trị gia tăng sẽ làm tăng giá bán sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Do đó, bộ này đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ, thận trọng khi đề xuất tăng thuế.
Dẫn tính toán của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho hay, việc tăng thuế VAT từ 10% lên 12% sẽ gây tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP giảm 0,5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,28%.
Do vậy, để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, đề nghị Bộ Tài chính “cân nhắc việc đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn hiện nay”.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nên giữ nguyên mức thuế suất như cũ, không tăng trong 3 năm đầu (kể từ khi Luật này có hiệu lực). Thay vào đó, sẽ thực hiện mức tăng như đề xuất trong dự thảo kể từ năm thứ 4 trở đi.
Hiệp hội này cũng nhắc đến việc hàng năm, Chính phủ đều điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tuy nhiên tiền lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu (hiện đáp ứng được khoảng 90%).
Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩa của việc Chính phủ tăng lương tối thiểu hàng năm cho người lao động có được tác động tích cực nhất, rất cần phải xem xét cẩn trọng lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính khẳng định "tăng thuế VAT là cần thiết"
Giải trình các ý kiến phản hồi trên của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định việc tăng thuế VAT là cần thiết.
Theo bộ này lý giải, các loại thuế gián thu đều có tính chất lũy thoái so với thu nhập (người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp đều phải trả một khoản thuế như nhau khi tiêu dùng cùng một loại hàng hóa, dịch vụ).
Do vậy, khi tính tỷ lệ điều tiết thuế/thu nhập thì người có thu nhập thấp có tỷ lệ cao hơn so với người có thu nhập cao. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng.
Để giảm bớt tính lũy thoái của thuế gián thu, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quy định một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng ở mức thuế suất ưu đãi (thấp hơn mức thuế suất phổ thông) để giảm bớt gánh nặng thuế cho người có thu nhập thấp.
Dẫn nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Bộ Tài chính cho rằng, các hộ gia đình giàu thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, và dùng nhiều hàng hoá đắt đỏ hơn nên họ trả phần lớn thuế GTGT. Vì vậy, thuế suất thuế GTGT thấp thực sự mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo.
Theo Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 do Tổng cục thống kê công bố, nhóm thu nhập thấp nhất thì dành tới 59,6% thu nhập để chi mua lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục; ngược lại nhóm thu nhập cao nhất chỉ dành 39,6% tổng thu nhập để chi cho các hàng hóa, dịch vụ trên.
Các hàng hóa, dịch vụ này đa số thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT với mức thuế suất ưu đãi nên việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT sẽ tác động rất nhỏ đến chi tiêu của nhóm hàng hóa, dịch vụ này, Bộ Tài chính lỹ giải.
Tuy nhiên, bộ này cũng thừa nhận việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ mức 10% lên mức 12% có thể tác động đến chi tiêu của hộ gia đình có thu nhập thấp.
Theo Bộ Tài chính, đối với những hộ có thu nhập thấp dễ bị tổn thương thì cần có những giải pháp hỗ trợ về an sinh, xã hội như chi cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, để đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nghèo. Hiện nay, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội 49.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, bộ này cũng cho rằng, do thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng và đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam nên việc điều chỉnh thuế suất có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động đến tiêu dùng của người dân.
Do vậy, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ ngành và đề xuất giãn lộ trình tăng thuế suất thuế GTGT.
Theo đó, từ ngày 01/01/2019 tăng thuế GTGT từ 10% lên 11%; từ ngày 01/01/2020 tăng từ mức 11% lên mức 12% để giảm tác động của việc tăng thuế đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo
VCCI: Tăng thuế VAT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo
Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, xét về tác động xã hội, việc tăng thuế GTGT có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo, gây khó khăn hơn cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo và có thể kéo theo nhiều hệ luỵ xã hội khác.
Đề nghị bỏ đề xuất "sang tên sổ đỏ cũng phải nộp thuế VAT"
Việc đánh thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất đặt ra câu hỏi về người nộp thuế.
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất: 'Thị trường bất động sản sẽ đen tối và gặp nguy hiểm'
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đề xuất đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính sẽ khiến thị trường bất động sản gặp nguy hiểm.
Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu
Việc tăng thuế cần có lộ trình cụ thể, đồng thời những mặt hàng thiếu yếu cho sinh hoạt của người dân thì nên giữ nguyên mức thuế hiện tại.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.