Bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Giá bất động sản liên tục tăng cao đột biến
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, những khó khăn, vướng mắc rất lớn trên thị trường bất động sản hiện nay đang khiến giá nhà, đất liên tục tăng cao, vượt xa so với thu nhập của người dân.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, năm 2021 và quý I/2022, thị trường bất động sản gặp phải rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 và những vướng mắc pháp lý.
Thị trường bất động sản đang bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập. Những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh của thị trường được ông Nghị chỉ ra như hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, khó khăn về nguồn cung bất động sản, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp.
Việc khởi công xây dựng và hoàn thành các dự án trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đối với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Nguồn cung nhà ở thương mại giảm ở hầu hết các địa phương.
Đối với nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đến nay mới đạt 7,3 triệu m2/12,5 triệu m2 theo kế hoạch. Trong đó, nhà ở công nhân là 2,7 triệu m2 tương đương 54 ngàn căn hộ. Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị tương là 4,6 triệu m2 với 92.500 căn hộ. Cả nước hiện đang tiếp tục triển khai 339 dự án nhà ở xã hội, nhưng tốc độ triển khai rất chậm.
Trong khi nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp thiếu hụt nghiêm trọng, giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Người lao động thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp ngày càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.
Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, ở nhiều địa phương đã có hiện tượng tăng giá đột biến, sốt giá đất nền với tỉ lệ tăng 30-50% chỉ trong thời gian ngắn, ông Nghị nêu rõ.
Thị trường bất động sản có hiện tượng các sàn giao dịch hoạt động thiếu ổn định, câu kết với nhau “găm hàng”, “thổi giá”, gây sốt ảo làm nhiễu loạn thị trường; hoạt động môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt. Ngoài ra, hoạt động của thị trường còn thiếu công khai, minh bạch do thiếu hệ thống thông tin dẫn đến lợi dụng, tung tin, nhiễu loạn thị trường.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhắc đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và thị trường bất động sản tại các địa phương có tồn tại, bất cập. Đáng chú ý, một số địa phương có hiện tượng tách thửa, phân lô bán nền không đúng quy định, không phù hợp quy hoạch, thiếu hạ tầng nhưng chưa được kiểm tra, xử lý triệt để; công tác thông tin, công khai minh bạch về quy hoạch và các dự án hạ tầng, nâng loại đô thị, đơn vị hành chính còn chưa đầy đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Vẫn còn phản ánh của doanh nghiệp bất động sản về việc khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng và huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Giải pháp giúp ổn định thị trường
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân.
Thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.
Do đó, để khắc phục những tồn tại hạn chế của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây, Bộ Xây dựng cho rằng, thứ nhất, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Công tác quản lý thị trường bất động sản cần được tăng cường, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp phân khúc thu nhập thấp.
Thứ hai, các cơ quan quản lý cần theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp ổn định giá; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch xây dựng; bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất; kiểm soát chặt chẽ được phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ.
Thứ ba, hệ thống thông tin về nhà ở cho thị trường bất động sản cần được công khai, minh bạch. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; xử lý hành vi thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.
Liên quan đến nguồn vốn cho thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề xuất Chính phủ kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng bất động sản đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro.
Các ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật, tiếp tục cho vay đối với các dự án đầy đủ pháp lý, có hiệu quả. Trong đó, cần ưu tiên cho vay đối với dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được cấp phép và khởi công để tạo nguồn cung cho thị trường.
“Ngoài ra, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (nhất là trái phiếu riêng lẻ); hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp bất động sản theo đúng quy định”, ông Nghị đề xuất.
'Đuổi chuột' để không làm 'vỡ bình' trái phiếu và bất động sản
4 vướng mắc lớn khiến bất động sản lệch pha cung cầu
Vướng mắc về thủ tục pháp lý, quỹ đất và nguồn vốn đầu tư đang dẫn đến tình trạng lệch pha cung cầu và khó khăn rất lớn cho thị trường bất động sản.
Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn
Thống kê của FiinGroup cho thấy hệ số đòn bẩy nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2021 chỉ 0,48 lần , còn tỷ lệ bao phủ lãi vay cũng ở mức 7 lần, cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tương đối ổn định.
Đón sóng du lịch, bất động sản biển Quy Nhơn làm nóng thị trường
5 triệu lượt du khách nội địa với tổng thu đạt 22.000 tỷ đồng trong trong kỳ nghỉ 30/4-1/5 vừa qua là những con số “biết nói” về sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam. Sức nóng của ngành du lịch đang lan tỏa và tạo hấp lực cho các sản phẩm bất động sản biển, đặc biệt là đất nền ven biển Quy Nhơn.
Áp lực gia tăng với doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản
Theo nhiều chuyên gia, việc siết quá chặt trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản có thể tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản và nền kinh tế.
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.