Phát triển bền vững

Các tỷ phú thế giới sở hữu nhiều tài sản hơn 4,6 tỷ người

Hoài An Thứ ba, 21/01/2020 - 15:01

2.153 tỷ phú trên thế giới sở hữu nhiều tài sản hơn 4,6 tỷ người, tương đương 60 phần trăm dân số thế giới, theo báo cáo mới đây của tổ chức Oxfam trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.

Các chính phủ phải đảm bảo áp mức thuế hợp lý lên các doanh nghiệp và cá nhân giàu có và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công.

Bất bình đẳng toàn cầu được nhận định đang lan rộng và ăn sâu bám rễ một cách nghiêm trọng. Số lượng tỷ phú đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua.

Ông Amitabh Behar, Giám đốc điều hành của Oxfam Ấn Độ, đại diện của Oxfam tại Davos cho rằng: “Khoảng cách giữa giàu và nghèo không thể được giải quyết nếu không tính tới các chính sách nhằm xóa bỏ bất bình đẳng, và đang có quá ít chính phủ cam kết với các chính sách này”.

Báo cáo mới của Oxfam “Ngưng Thờ Ơ!” chỉ ra nền kinh tế bất bình đẳng giới đang làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng bất bình đẳng khi tạo điều kiện cho giới thượng lưu giàu có chiếm hữu một lượng tài sản không ngừng tăng lên.

Cụ thể, 22 người đàn ông giàu nhất thế giới có nhiều của cải hơn tất cả phụ nữ châu Phi cộng lại. Mỗi ngày, phụ nữ và trẻ em gái toàn cầu làm 12,5 tỷ tiếng đồng hồ cho các công việc chăm sóc không được trả lương, đóng góp ít nhất 10,8 nghìn tỷ USD một năm cho nền kinh tế thế giới, hơn gấp 3 lần giá trị của ngành công nghiệp kỹ thuật toàn cầu.

Nếu thu thêm 0,5% thuế tài sản của 1% người giàu nhất thế giới trong vòng 10 năm tới sẽ có đủ nguồn đầu tư cần thiết để tạo ra 117 triệu công việc chăm sóc trong giáo dục, y tế và chăm sóc người già.

“Nền kinh tế đang rạn vỡ của chúng ta đang làm đầy túi các tỷ phú cùng các doanh nghiệp lớn bằng cái giá phải trả là sự tổn thất của những người dân bình thường. Cũng không lạ khi người ta bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu các tỷ phú thậm chí có nên tồn tại hay không,” ông Behar cho biết.

Phụ nữ và trẻ em gái nằm trong nhóm được hưởng lợi ít nhất từ hệ thống kinh tế hiện nay. Họ dành hàng tỷ giờ đồng hồ để nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc cho người già và trẻ em.

Những công việc chăm sóc không lương này chính là “động cơ ẩn” giữ cho bánh xe nền kinh tế, doanh nghiệp và xã hội vận hành trơn tru bởi phụ nữ, những người thường có rất ít thời gian dành cho việc học, kiếm tiền đủ cho một cuộc sống tử tế, hay có tiếng nói trong việc xây dựng xã hội, và do đó họ là những người bị mắc kẹt ở tận đáy nền kinh tế.

Phụ nữ đang đảm nhiệm hơn 3 phần 4 tổng lượng công việc chăm sóc không lương. Họ thường phải cắt giảm giờ làm hoặc bỏ việc vì bị quá tải bởi công việc chăm sóc hàng ngày. Ước tính có 42% phụ nữ trên toàn cầu không thể có việc làm vì phải chịu toàn bộ trách nhiệm chăm sóc, so với chỉ 6% nam giới, báo cáo chỉ rõ.

Nữ giới cũng chiếm 2/3 “lực lượng lao động chăm sóc” có lương. Những công việc như người nuôi dạy trẻ, người giúp việc, phụ tá chăm sóc thường bị trả lương thấp, phúc lợi nhỏ giọt, bị ép buộc làm việc với giờ giấc thất thường và tiềm ẩn những tổn thất về thể xác và tinh thần.

Áp lực đặt lên những người chăm sóc, có lương cũng như không lương, sẽ tăng cao trong thập kỷ tới khi dân số thế giới tăng lên và già đi. Ước tính đến năm 2030, thế giới sẽ có 2,3 tỷ người cần được chăm sóc, tăng 200 triệu người so với năm 2015.

Biến đổi khí hậu có khả năng khiến cuộc khủng hoảng chăm sóc toàn cầu đang cận kề trở nên trầm trọng hơn. Đến năm 2025, sẽ có đến 2,4 tỷ người sống ở các vùng thiếu nước, phụ nữ và trẻ em gái sẽ phải đi bộ một quãng đường xa hơn nữa để đem nước về.

Báo cáo chỉ ra rằng các chính phủ đang áp thuế quá thấp đối với những cá nhân và doanh nghiệp giàu có nhất và thất thu thuế dẫn đến việc không có đủ ngân sách giúp giảm bớt trách nhiệm chăm sóc đè nặng lên vai phụ nữ và giải quyết vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng.

Trong lúc đó, các chính phủ lại không cấp đủ ngân sách đầu tư cho các dịch vụ công thiết yếu vốn có thể giúp giảm bớt khối lượng việc của phụ nữ và trẻ em gái. Đầu tư trong lĩnh vực nước sạch, vệ sinh, điện, chăm sóc trẻ, y tế có thể giải phóng thời gian cho phụ nữ và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Ông Behar cho rằng các chính phủ phải đảm bảo áp mức thuế hợp lý lên các doanh nghiệp và cá nhân giàu có và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công. 

Các chính phủ cũng cần ban hành các đạo luật để giảm bớt khối lượng công việc chăm sóc khổng lồ đặt nặng lên vai phụ nữ và đảm bảo rằng những người đang đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong xã hội - chăm lo cho cha mẹ, con cái chúng ta và những người yếu thế nhất - được hưởng một mức lương đủ sống.

Các chính phủ cần phải coi trọng và ưu tiên công việc chăm sóc như tất cả các nhóm nghề khác để tạo dựng nền kinh tế vì con người (human economies) đem lại lợi ích cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho một thiểu số may mắn. 

Oxfam: Bất bình đẳng gia tăng đe dọa sự tiến bộ nhiều thập kỷ của Việt Nam

Oxfam: Bất bình đẳng gia tăng đe dọa sự tiến bộ nhiều thập kỷ của Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Đại diện Oxfam cho rằng nếu tình trạng bất bình đẳng không gia tăng, quá trình giảm nghèo của Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tốt hơn đáng kể.
Oxfam: Bất bình đẳng gia tăng đe dọa sự tiến bộ nhiều thập kỷ của Việt Nam

Oxfam: Bất bình đẳng gia tăng đe dọa sự tiến bộ nhiều thập kỷ của Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Đại diện Oxfam cho rằng nếu tình trạng bất bình đẳng không gia tăng, quá trình giảm nghèo của Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tốt hơn đáng kể.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  23 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  1 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  2 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  4 giờ

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Tài chính -  6 giờ

Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng

Leader talk -  8 giờ

Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.