Cách ứng phó đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á

Phạm Sơn Chủ nhật, 23/08/2020 - 10:33

Trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm do dịch Covid-19, các doanh nghiệp Đông Nam Á đang nỗ lực chuyển đổi hoạt động để quản lý dòng tiền với hy vọng sống sót qua cơn khủng hoảng cũng như chớp lấy cơ hội phát triển lâu dài.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng đầu tư vào công nghệ trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19. Ảnh: VTV.

Mới đây, một khảo sát được tiến hành trên 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại năm quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái LanViệt Nam đã chỉ ra những xu hướng mà các doanh nghiệp đang thực hiện để thích ứng với cơn khủng hoảng toàn cầu mang tên Covid-19.

Khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng United Overseas (UOB) cùng các đơn vị nghiên cứu thị trường AccentureDun & Bradstreet (D&B).

Xu hướng đầu tư thời Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt buộc phải thay đổi chiến lược đầu tư của mình để nâng cao khả năng sống sót và duy trì hoạt động.

Theo đó, chỉ có khoảng 36% doanh nghiệp có kế hoạch tiếp tục đầu tư trong năm 2020. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị trường Việt Nam được đánh giá là lạc quan nhất, với tỷ lệ doanh nghiệp duy trì dự án đầu tư lên tới 52%, tiếp theo đó là Singapore và Thái Lan với 34%.

[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á
Chỉ có 36% doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2020. Ảnh: UOB.

Công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh đại dịch khi có tới 64% dự án đầu tư tập trung vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo UOB, xu hướng đầu tư vào công nghệ cao không phải là mới xuất hiện ở Đông Nam Á. Trước khi Covid-19 bùng nổ, tỷ lệ đầu tư vào công nghệ ở nhóm các nước này rơi vào khoảng 61%.

[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 1
Công nghệ là lĩnh vực được lựa chọn đầu tư hàng đầu. Ảnh: UOB.

Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng của người lao động cũng được các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chú trọng, với tỷ lệ 51%, tăng đáng kể so với thời kỳ trước đó.

Tìm kiếm hỗ trợ về tài chính

Khó khăn về dòng tiền là mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh thị trường chứng kiến sự tụt giảm chưa từng có về nhu cầu. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tiềm lực tài chính hạn chế.

Trong tình trạng đó, ngân hàng vẫn là kênh hỗ trợ tài chính được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin cậy nhất. Đáng chú ý, không chỉ có nhu cầu vay vốn, các doanh nghiệp mong muốn ngân hàng hỗ trợ nhiều hơn thông qua các dịch vụ gia tăng như cung cấp giải pháp chuyển đổi số hoặc giải pháp quản lý dòng tiền.

[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 2
Các dịch vụ gia tăng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn được hỗ trợ từ phía ngân hàng. Ảnh: UOB.

Bên cạnh ngân hàng, các doanh nghiệp cũng tìm hướng đi cho việc giải quyết dòng tiền thông qua các quỹ đầu tư, gọi vốn công chúng, huy động vốn từ bạn bè người thân và các gói cứu trợ từ chính phủ.

[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 3
Các kênh huy động tài chính được doanh nghiệp ưa chuộng. Ảnh: UOB.

Định hướng hoạt động sau đại dịch

Trong tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đông Nam Á vẫn bày tỏ thái độ lạc quan vào khả năng phục hồi sau đại dịch và sẵn sàng chuẩn bị phương án phục hồi và phát triển.

[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 4
5 chiến lược được ưa chuộng nhất để giành lợi thế cạnh tranh trước Covid-19. Ảnh: Accenture.
[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 5
5 chiến lược được ưa chuộng nhất để giành lợi thế cạnh tranh hậu Covid-19. Ảnh: Accenture.
[Infographic] Cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á 6
Những nhu cầu phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Covid-19 kết thúc. Ảnh: Accenture.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.