Quốc tế

Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký cuối năm nay

Tú Uyên Thứ ba, 03/07/2018 - 08:15

16 quốc gia tham gia hiệp định đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Mỹ.

Lao động là một trong những vấn đề đang bế tắc trong RCEP. Ảnh: Reuters

Những người đứng đầu bộ phận thương mại từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương mới đây đã đồng ý sẽ thống nhất về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay.

Trong cuộc họp diễn ra tại Tokyo, hai chủ tọa bao gồm hai người đứng đầu thương mại của Nhật Bản và Singapore, ông Hiroshige Seko và Chan Chun Sing đã tái khẳng định mục tiêu đến cuối năm nay là đạt được thỏa thuận RCEP.

Tuyên bố chung của 16 bộ trưởng thương mại cho biết, các nhà đàm phán sắp tới "sẽ tập trung nỗ lực nhằm đạt được những kết quả vào cuối năm nay". RCEP hiện có 16 quốc gia tham gia, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Mặc dù vậy, khoảng thời gian chưa đầy 6 tháng nữa có vẻ như quá ít để các quốc gia giải quyết những bất đồng còn lại trong nhiều vấn đề chính của hiệp định thương mại này.

Các nhà đàm phán chính của các nước thành viên RCEP sẽ gặp nhau tại Thái Lan vào giữa tháng 7 tới để thảo luận về việc loại bỏ thuế quan và thiết lập các quy tắc nhằm tiến tới thương mại tự do hơn.

Vào tháng 8, một cuộc họp nữa sẽ diễn ra tại Singapore nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quyết định chính trị và đưa ra khung thời gian tiến tới thông qua vào cuộc họp thượng đỉnh, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 11.

Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký trước 2019
Cuộc họp của RCEP tại Nhật Bản ngày 1/7 vừa qua. Ảnh: Yoshiyuki Tamai/ Asian Nikkei Review

Với số lượng thành viên như hiện tại, RCEP đang tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm một nửa dân số thế giới và khoảng 30% giá trị thương mại toàn cầu. Con số này lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút đi vào tháng 1 năm ngoái.

Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm đến RCEP nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Washington. Tuy nhiên sau hơn 5 năm tiến hành đàm phán với những nỗ lực trước đó mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối 2015 và 2016 đều thất bại, các quốc gia thành viên RCEP hiện mới chỉ đạt được 2/18 phần. Điều này có thể xuất phát từ những ý tưởng khác nhau về thương mại tự do giữa các quốc gia.

Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ khá cảnh giác với tự do hóa thương mại, các nền kinh tế đang phát triển như Lào lại gặp khó khăn khi phải đối mặt với những quốc gia có vị thế kinh tế cao hơn như Nhật Bản.

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực đang có sự bất đồng khi Nhật Bản và Úc muốn sự tự do hơn trong di chuyển dữ liệu xuyên biên giới, Trung Quốc lại mong muốn sự quản lý của Nhà nước. Trong khi Nhật Bản muốn tăng cường bảo vệ tài sản trí tuệ thì Ấn Độ lại muốn nới lỏng quy chế.

Sự di chuyển lao động cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi Ấn Độ kì vọng lao động ngành công nghệ của nước này làm việc tại nước ngoài nhiều hơn, ASEAN lại muốn tập trung bảo vệ việc làm trong nước.

Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay, những diễn biến chính trị tại nhiều quốc gia ASEAN như bầu cử tại Thái Lan và Indonesia có thể khiến những nỗ lực trong năm tới càng khó khăn hơn.

Một quốc gia TPP 11 bất ngờ muốn đàm phán lại hiệp định

Một quốc gia TPP 11 bất ngờ muốn đàm phán lại hiệp định

Quốc tế -  6 năm

Thủ tướng Malaysia mới đây đưa ra đề nghị xem xét và đàm phán lại Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

TPP: Hấp dẫn nhưng liệu có thật sự phù hợp?

TPP: Hấp dẫn nhưng liệu có thật sự phù hợp?

Quốc tế -  6 năm

Được đánh giá là một hiệp định thế kỉ, TPP với phiên bản mới là CPTPP nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cả các quốc gia không phải thành viên. Mặc dù nhiều nước ngỏ ý muốn tham gia vào hiệp định này, viễn cảnh đó vẫn là bài toán khó bỏ ngỏ cho tương lai.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  3 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  3 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  9 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  9 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  12 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.